Công dụng thuốc Beramol Drops

Thuốc Beramol Drops thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau với thành phần chính paracetamol. Thuốc được sử dụng phổ biến cho trẻ em trong nhiều trường hợp giảm đau, hạ sốt. Vậy thuốc Beramol Drops được sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Beramol Drops là thuốc gì?

Thuốc Beramol Drops có thành phần chính là paracetamol với hàm lượng 500mg trong 5ml và các tá dược vừa đủ một viên. Thuốc có tác dụng hạ sốt do tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lượng máu ngoại biên. Thuốc giúp giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau của người dùng thuốc tăng lên. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch siro, đóng gói dạng hộp gồm 1 chai với thể tích 15ml.

2. Công dụng của thuốc Beramol Drops

Thuốc Beramol Drops được chỉ định dùng cho hạ sốt, giảm đau ở trẻ trong các trường hợp như: cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật...

Thuốc Beramol Drops không được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với thành phần chính là paracetamol hay các tá dược có trong thuốc.
  • Người bệnh thiếu máu, có bệnh lý tim mạch, phổi, thận.
  • Các trường hợp thiếu hụt men Glucose-6-phosphate dehydrogenase.
  • Người bệnh có suy chức năng gan.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Beramol Drops

3.1. Liều dùng thuốc Beramol Drops

Không được dùng thuốc Beramol Drops để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Không được dùng Beramol Drops cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,5 độ C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, vì sốt có thể là dấu hiệu thân nhiệt của một bệnh lý nào khác cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em dùng quá 5 liều thuốc Beramol Drops để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi các trường hợp đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: dùng với liều 3,3-6,5ml (tương đương 330-65mg), cứ 4-6 giờ dùng 1 lần.
  • Trẻ em từ 6-11 tuổi: 2,4ml (tương đương 240mg).
  • Trẻ em 4-5 tuổi: dùng với liều 1,8ml (tương đương 180mg).
  • Trẻ em 2-3 tuổi: dùng liều 1,2ml (tương ứng 120mg).
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: trẻ 1-2 tuổi: 0,9ml (tương ứng 90mg), trẻ 4-11 tháng tuổi: 0,6ml (tương ứng 60mg), trẻ dưới 3 tháng tuổi: 0,3ml (tương ứng 30mg).

3.2. Cách dùng thuốc Beramol Drops

Thuốc Beramol Drops được dùng bằng đường uống. Sử dụng ống hút nhựa kèm theo trong hộp thuốc để phân liều chính xác. Thuốc chỉ được dùng trong 14 ngày sau khi mở nắp nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc không quá 28 ngày nếu bảo quản ở trong tủ lạnh.

Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong cho người dùng thuốc. Trẻ bị ngộ độc thuốc khi uống một liều độc trên 150mg/kg cân nặng của cơ thể hoặc uống liều cao liên tiếp kéo dài trong một thời gian. Biểu hiện của quá liều thuốc Beramol Drops với các dấu hiệu như: Buồn nôn, nôn, đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Khi bị nhiễm độc thuốc Beramol Drops nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Nên thực hiện rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống thuốc Beramol Drops, hiệu quả hơn khi dưới 10 giờ. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch trên với nước hoặc đồ uống không có cồn để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều lần đầu là 140mg/kg thể trọng, sau đó tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg thể trọng cách nhau 4 giờ một lần. Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và hoặc thuốc tẩy muối.

4. Tác dụng phụ của thuốc Beramol Drops

Khi dùng kéo dài với liều dùng lớn, một số tác dụng không mong muốn trên máu xảy ra như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Một số tác dụng phụ ít gặp khác như: Ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi dùng kéo dài.

Khi gặp các tác dụng không mong muốn nghi ngờ liên quan đến thuốc Beramol Drops nên ngừng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

5. Tương tác thuốc Beramol Drops

  • Uống dài ngày liều cao thuốc Beramol Drops làm tăng nhẹ tác dụng của các thuốc chống đông máu có chứa Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
  • Thuốc chống co giật(Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng độc hại gan của thuốc Beramol Drops do tăng chuyển hóa thành các chất độc hại với gan.
  • Dùng đồng thời Isoniazid với thuốc Beramol Drops có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan trong thời gian dùng thuốc này.

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Beramol Drops

  • Bác sĩ cần cảnh báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson(SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Nên dùng thận trọng ở người bệnh có tiền sử thiếu máu, người suy thận nặng.
  • Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Beramol Drops: người già, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc... Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày.

Trên đây là những thông tin quan trọng của thuốc Beramol Drops việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ mang tới kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

173 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan