Công dụng thuốc Bethanechol

Bethanechol được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bí tiểu cấp tính hậu phẫu, sau sinh và do thần kinh. Nội dung dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về tác dụng, những phản ứng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Bethanechol.

1. Tác dụng và cơ chế tác động của thuốc Bethanechol

Bethanechol là thuốc dùng để điều trị bí tiểu cấp tính hậu phẫu, sau sinh và do thần kinh, trào ngược dạ dày thực quản.

Công dụng Bethanecol là tác động kích thích các thụ thể muscarinic và cholinergic trên cơ trơn của đường tiêu hóa hoặc bàng quang, dẫn đến tăng nhu động thực quản và niệu quản, tăng bài tiết tuyến tụy và đường tiêu hóa cũng như co thắt cơ bàng quang.

2. Lưu ý khi dùng thuốc Bethanechol

Làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn và bao bì thuốc. Cho các bác sĩ và dược sĩ biết về tất cả tình trạng y tế cá nhân, dị ứng và loại thuốc bạn đang sử dụng.

Không dùng thuốc Bethanechol nếu bạn dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào trong thuốc hoặc có các tình trạng y tế sau:

  • Nhịp tim chậm hoặc huyết áp rất thấp;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Bệnh hen suyễn;
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức;
  • Động kinh hoặc rối loạn co giật khác;
  • Một vết loét đang hoạt động trong dạ dày hoặc ruột;
  • Tắc nghẽn trong đường tiêu hóa của dạ dày hoặc ruột;
  • Viêm phúc mạc;
  • Tắc nghẽn bàng quang hoặc các vấn đề liên quan đường tiểu;
  • Bệnh parkinson;
  • Nếu gần đây đã phẫu thuật bàng quang hoặc ruột.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng:

  • Có gặp các vấn đề về tiểu tiện hoặc nhiễm trùng bàng quang;
  • Rối loạn dạ dày hoặc ruột;
  • Vấn đề về tim;
  • Huyết áp thấp;
  • Rối loạn tuyến giáp;
  • Vấn đề về hô hấp;

3. Chống chỉ định dùng thuốc Bethanechol

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người bệnh dưới 18 tuổi.

4. Xử trí khi quên liều hoặc quá liều thuốc

Khi bỏ lỡ một liều Bethanechol, hãy uống thuốc càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, cần bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian uống liều tiếp theo. Không dùng 2 liều cùng một lúc.

Các triệu chứng quá liều Bethanechol có thể bao gồm chảy nước dãi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn hoặc cảm thấy nóng. Thông báo cho bác sĩ kê đơn hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phù hợp.

5. Tác dụng phụ của Bethanechol

Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu người dùng thuốc có các dấu hiệu sau:

  • Phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Nhịp tim chậm.
  • Ngất xỉu.
  • Thở khò khè, tức ngực, khó thở.

Các tác dụng phụ thường gặp khác của thuốc Bethanechol bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu;
  • Co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy;
  • Ợ hơi, tăng tiết nước bọt;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Đổ mồ hôi, đỏ bừng (nóng đột ngột, mẩn đỏ hoặc cảm giác ngứa ran);
  • Cảm giác ốm yếu nói chung;
  • Chảy nước mắt, thay đổi thị lực.

6. Cách sử dụng thuốc Bethanechol

Thông tin về liều lượng Bethanechol:

  • Liều khởi đầu điều trị: 5 đến 10 mg uống một lần để đạt được liều hiệu quả tối thiểu.
  • Liều duy trì điều trị: 10 đến 50 mg uống 3 đến 4 lần một ngày.
  • Công dụng Bethanechol có thể xuất hiện trong vòng 30 phút và thường tối đa từ 60 đến 90 phút và kéo dài khoảng 1 giờ.

Nếu phản ứng thuốc gây ra các vấn đề sức khỏe, tác dụng của thuốc này có thể được loại bỏ kịp thời bằng thuốc Atropine.

7. Tương tác thuốc

Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Bethanechol, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, các sản phẩm thảo dược. Thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đã và đang sử dụng.

Tương tác dược lý có thể xảy ra như:

  • Thuốc Quinidine và Procainamide có thể đối kháng tác dụng lên cholinergic, đặc biệt là thuốc ức chế cholinesterase.
  • Khi dùng cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chẹn giao cảm, hạ huyết áp nghiêm trọng có thể xảy ra kèm các triệu chứng đau bụng.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Bethanechol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan