Công dụng thuốc Canditral

Thuốc Canditral thuộc nhóm thuốc kháng nấm và bào chế ở dạng viên nang. Thành phần chính của thuốc Canditral là itraconazole được chỉ định trong điều trị nấm, hoặc nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát, lang ben...

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Canditral

Thuốc Canditral có thành phần itraconazole thuộc nhóm thuốc kháng nấm. Cơ chế tác dụng của thuốc Canditral tương tự với các thuốc chống nấm nhóm imidazol. Từ đó thuốc Canditral giúp ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm, đồng thời bị ức chế hệ thống cytochrom P450 của nấm. Thành phần của thuốc Canditral có ái lực cao hơn so với các cytochrome P450 của nấm nhưng lại yếu hơn ở động vật có vú.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Canditral

2.1. Chỉ định

Thuốc Canditral được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Nhiễm nấm candida ở miệng và họng
  • Nhiễm nấm candida âm hộ-âm đạo,
  • Bệnh lang ben
  • Nhiễm nấm da nhạy cảm với itraconazol như nấm da chân, da bệnh, da thâm, da kẽ tay, nhiễm nấm móng chân và móng tay
  • Nhiễm nấm blastomyces ở phổi và ngoài phổi.
  • Nhiễm nấm histoplasma với bệnh mãn tính ở khoang phổi, màng não, ...

Ngoài ra, thuốc Canditral được chỉ định trong điều trị duy trì ở những người mắc bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát và đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài.

2.2 Chống chỉ định

  • Thuốc Canditral cũng chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc chống chỉ định sử dụng với tanakan, do có sự giống nhau về cấu trúc hoá học.
  • Thuốc Canditral không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em, phụ nữ nuôi con bú.

3. Liều lượng và cách sử dụng dụng thuốc Canditral

Thuốc Canditral cách dùng theo dạng đường uống. Thuốc điều trị cho người lớn với tình trạng bệnh khác nhau sẽ được khuyến nghị sử dụng thuốc theo liều lượng phù hợp:

  • Điều trị ngắn ngày với nấm candida âm hộ-âm đạo: Khi sử dụng thuốc Canditral được khuyến nghị với hàm lượng 200mg và chia 2 lần uống, chỉ uống trong 1 ngày hoặc sử dụng thuốc Canditral với hàm lượng 200mg uống ngày một lần và thời gian uống kéo dài trong ba ngày.
  • Sử dụng thuốc Canditral trong điều trị lang ben được khuyến nghị với liều lượng 200mg/ngày và sử dụng một lần trong ngày. Thời gian điều trị kéo dài 1 tuần.
  • Thuốc Canditral 100mg sử dụng trong điều trị nấm da với số lượng ngày uống 1 lần và uống trong vòng 15 ngày. Nếu ở các vùng da đã hóa sừng cao thì người bệnh sẽ được khuyến nghị sử dụng thêm 15 ngày tiếp theo với liều lượng 100mg mỗi ngày.
  • Điều trị nấm candida miệng và hầu: Sử dụng thuốc Canditral với hàm lượng khuyến nghị 100mg và ngày uống 1 lần. Thời gian uống kéo dài trong 15 ngày. Tuy nhiên với trường hợp người bệnh mắc AIDS hoặc giảm bạch cầu trung tính thì sử dụng thuốc Canditral với hàm lượng 200mg và ngày uống 1 lần, kéo dài trong 15 ngày.
  • Điều trị nấm toàn thân dài ngày và phụ thuộc vào điều kiện đáp ứng lâm sàng của người bệnh có thể sử dụng thuốc Canditral với hàm lượng 200mg trong 1 ngày. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 3 tháng.
  • Điều trị nấm aspergillus bằng thuốc Canditral với hàm lượng khuyến nghị là 200mg sử dụng ngày 1 lần và thời gian điều trị kéo dài từ 2 đến 5 tháng. Có thể thực hiện tăng liều thuốc lên 200mg/lần và sử dụng ngày hai lần nếu bệnh lan tỏa mạnh.
  • Điều trị nấm Candida bằng thuốc Canditral có thể thực hiện với hàm lượng từ 100 đến 200mg uống trong 1 ngày. Thời gian điều trị thuốc có thể kéo dài từ 3 tuần đến 7 tháng. Người bệnh có thể được chỉ định tăng liều lên đến 200mg một lần và sử dụng ngày 2 lần nếu bệnh lan tỏa mạnh.
  • Điều trị dự phòng trong bệnh giảm bạch cầu trung tính với thuốc Canditral có hàm lượng khuyến nghị là 200mg/lần và uống ngày 1 lần

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Canditral theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Canditral, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Canditral

Thuốc Canditral có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Canditral có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Canditral gây ra bao gồm: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, chứng khó tiêu, đau bụng, ,đau đầu,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Canditral. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Canditral có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Canditral có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Canditral hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: phát ban, mề đay, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Canditral và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Thuốc Canditral có thể làm cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, điếc tai, thay đổi hành vi tập tính.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Canditral gồm:

  • Thuốc Canditral không sử dụng đồng thời với các thuốc khác như rifampicin, rifabutin... bởi có thể gây phản ứng enzym gan và làm giảm nồng độ của thuốc trong máu.
  • Thành phần của thuốc Canditral có thể ức chế enzym gan nên sử dụng đồng thời thuốc này với thuốc chuyển hoá chủ yếu bởi enzyme có thể dẫn tới tình trạng tăng nồng độ thuốc trong huyết tương. Khi đó làm tăng hoặc kéo dài tác dụng điều trị, cũng như tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trường hợp sử dụng thuốc Canditral cùng với thuốc chống đông máu, busulphan ... nếu cần thiết phải giảm liều của thuốc để đạt hiệu quả điều trị.
  • Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Canditral cho người bệnh gan hoặc có tình trạng bất thường chức năng gan trước đó.

Thuốc Canditral có thành phần chính là itraconazole được chỉ định trong điều trị nấm, hoặc nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát, lang ben... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan