Công dụng thuốc Captopril 25mg

Thuốc Captopril 25mg là dược phẩm chỉ định cho bệnh lý tim mạch. Thuốc chỉ được dùng theo khuyến cáo của bác sĩ, việc tự ý sử dụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là một số thông tin về thuốc Captopril người bệnh nên tham khảo.

1. Công dụng của thuốc Captopril 25mg

Thuốc Captopril có thành phần gây ức chế enzym chuyển hóa thành angiotensin I. Thuốc có tác dụng trong điều trị vấn đề như cao huyết áp, suy tim. Thuốc gây ức chế enzym renin mà thận tiết ra làm co mạch máu nội sinh đồng thời thúc đẩy quá trình tiết Aldosteron ở tuyến vỏ thượng thận.

Captopril giảm cản trở lên động mạch ngoại vi nhưng không gây ảnh hưởng tới cung lượng tim.

Bên cạnh đó thông qua khả năng làm giảm nhồi máu cơ tim, thuốc Captopril ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch. Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ dẫn có thể giảm tỷ lệ tử vong. Do vậy cần được phát hiện và sử dụng thuốc từ sớm trước khi cơn nhồi máu cơ tim trở nên cấp tính.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Captopril

2.1 Liều lượng sử dụng

Thuốc Captopril được kê đơn có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Thông thường bệnh nhân sẽ sử dụng 25mg/ lần và mỗi ngày dùng 2 - 3 lần. Khi mới sử dụng liều dùng có thể thấp hơn tùy vào tình trạng sức khỏe. Sau đó một thời gian bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng lên 50mg nếu không có hiệu quả. Mỗi bệnh nhân không được sử dụng quá 150mg/ ngày.

  • Giảm huyết áp trong vài giờ: dùng 12,5 - 25 mg/ lần mỗi ngày dùng 1- 2 lần cách nhau khoảng 30 - 60 phút.
  • Người bệnh suy giảm khả năng lọc máu của thận dùng 12,5 - 25mg/ lần chia làm 3 lần mỗi ngày. Liều cụ thể được xác định nhờ hệ số thanh thải creatinin.
  • Bệnh suy tim dùng 6,25 - 50mg/ lần. Mỗi ngày dùng 2 lần
  • Rối loạn chức năng tâm thất trái gây nhồi máu cơ tim sử dụng giống bệnh nhân suy tim nhưng tăng lên 3 lần/ ngày.
  • Bệnh nhân tiểu đường dùng 25mg/ lần và mỗi ngày dùng 3 lần
  • Trẻ nhỏ sử dụng theo tỷ lệ 0,3mg/kg. Mỗi ngày sử dụng 3 lần có thể điều chỉnh tăng liều sau 8 - 24 giờ tùy chuyển biến

Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo người bệnh không nên tự ý sử dụng và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

2.2 Xử lý khi dùng quá liều

Người bệnh uống thuốc quá liều quy định sẽ gặp biểu hiện như đau đầu, nóng sốt, hạ huyết áp.. Trong tình huống này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.

Khi dùng bạn có thể gặp phải vấn đề quên liều và cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quên gần thời điểm uống liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên.

3. Lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc Captopril 25mg

Thông tin về thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý một số trường hợp chống chỉ định và trường hợp cần cẩn trọng khi dùng thuốc để bảo vệ sức khỏe:

3.1 Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Captopril

  • Bệnh nhân có tiền sử sưng phù mạch máu
  • Người bệnh mới hồi phục nhồi máu cơ tim
  • Người bệnh bị hẹp động mạch ở thận
  • Hẹp động mạch chủ hay hẹp ở van 2 lá đặc biệt là tắc nghẽn cơ tim
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ

3.2 Đối tượng cần thận trọng khi được kê toa thuốc Captopril

Một số người bệnh hư thận, thẩm tách máu, mất chất điện giải cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc này. Thuốc có thể khiến bệnh nhân bị hạ huyết áp nhanh chóng. Đồng thời Captopril có gây ra phản ứng dương tính giả nếu xét nghiệm aceton trong nước tiểu.

Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai nếu thai phụ dùng thuốc Captopril sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể dị tật hoặc mắc một số triệu chứng như: huyết áp thấp, suy thận thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.

4. Phản ứng phụ không mong muốn của Captopril

Thông thường bệnh nhân dùng thuốc có thể gặp một số vấn đề như hoa mắt chóng mặt, mẩn ngứa, nổi ban đỏ. Một số trường hợp ít gặp xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp nhanh, mất vị giác, viêm miệng, viêm dạ dày, đau bụng, đau vùng thượng vị.

Ở một vài nghiên cứu khác ghi nhận bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy hiếm gặp nhưng bạn cần lưu ý những biểu hiện sau để sớm phát hiện và có phương án xử lý kịp thời:

  • Đau nhức cơ
  • Tăng nhóm bạch cầu ưa eosin
  • Hạch lympho
  • Giảm cân
  • Phù mạch
  • Phồng rộp môi và lưỡi
  • Mất giọng
  • Sưng phù tay chân
  • Hội chứng sợ ánh sáng cường độ cao
  • Phát ban
  • Viêm da dẫn đến bong tróc
  • Viêm tuyến tụy
  • Vàng da
  • Suy giảm chức năng hoặc hư hại thận
  • Tăng nồng độ kali trong máu
  • Trầm cảm

5. Nhưng tương tác cần lưu ý khi dùng Captopril

Thuốc Captopril có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó bạn cần lưu ý tránh sử dụng chung với Captopril

  • Chất chống viêm không chứa steroid đặc biệt là Indomethacin sẽ giảm khả năng điều trị bệnh tăng huyết áp
  • Sử dụng cùng lithi khiến thuốc này trở thành độc tính và tồn tại trong huyết thanh
  • Thuốc làm tăng cảm giác cho bệnh nhân mắc bệnh lý về thần kinh sẽ gây ảnh hưởng đến công dụng là hạ huyết áp của Captopril
  • Thuốc lợi tiểu không đào thải kali làm tăng nồng độ kali trong máu.

Thuốc Captopril thuộc danh mục kê đơn nên bác sĩ thường sẽ hướng dẫn cụ thể về thuốc.. Tuy nhiên bạn nên đưa ra đầy đủ thông tin về tiền sử dị ứng các loại bệnh trong quá khứ và những đơn thuốc đang sử dụng. Dựa theo số liệu cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng tốt nhất để điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Thuốc Captopril 25 mg là thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tuần hoàn. Trong quá trình sử dụng bạn cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn để có thể nắm rõ cách dùng và cẩn trọng cho người sử dụng. Ngoài ra bác sĩ và dược sĩ cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc. Trong trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khỏe bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc Captopril 25mg trong vấn đề điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

217.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan