Công dụng thuốc Cefadromark

Thuốc Cefadromark có thành phần chính là kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có phổ tác dụng trung bình trên các vi khuẩn gram dương và số ít các vi khuẩn gram âm. Kháng sinh Cefadromark được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như đường hô hấp, đường tiểu, da và mô mềm.

1. Cefadromark là thuốc gì?

Thuốc Cefadromark có thành phần là Cefadroxil với hàm lượng 500mg, bào chế dạng viên nang.

Cefadroxil là một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I. Cefadroxil có tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu (trừ tụ cầu kháng methicillin), liên cầu, phế cầu. Thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.

Thuốc Cefadroxil sau khi uống được được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của Cefadroxil. Sau khi uống nồng độ của thuốc có thể còn trong máu khoảng 12 giờ.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cefadromark

Thuốc Cefadromark được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiểu cấp, mạn. Như viêm thận - bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, nhọt, áp xe, viêm tế bào, loét.
  • Viêm xương tủy và trong viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

Cefadromark chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào hay với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cefadromark

Cách dùng: Thuốc được bào chế dạng viên uông, do Cefadroxil bền vững với acid, nên có thể uống mà không phụ thuộc vào bữa ăn. Dùng sau khi ăn có thể giúp giảm các triệu chứng dạ dày - tá tràng mà đôi khi xuất hiện khi điều trị bằng cephalosporin đường uống. Nên uống vào các khoảng thời gian nhất định, để tăng hiệu quả của thuốc.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn:
    • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Uống 2 viên mỗi ngày, có thể dùng một lần hay chia làm 2 lần trong 10 ngày.
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp hay trong nhiễm khuẩn xương khớp: Liều thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình là 1 viên và uống 2 lần/ ngày; đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng uống 2 viên/ lần và 2 lần/ ngày trong 7 - 10 ngày hay hơn tùy từng trường hợp.
  • Trẻ em: Trẻ nhỏ nên dùng Cefadroxil theo dạng dạng hỗn dịch. Viên uống phù hợp với những trẻ có thể nuốt được cả viên.
  • Liều khuyến cáo hằng ngày ở trẻ em là 30mg/ kg/ ngày, chia 2 lần mỗi 12 giờ theo như chỉ định.
  • Liều cụ thể như sau: Trẻ em 1 - 6 tuổi uống 250mg/ lần và 2 lần mỗi ngày. Trẻ em trên 6 tuổi uống 500mg/ lần và 2 lần mỗi ngày.
  • Liều lượng cho bệnh nhân suy thận: Ở bệnh nhân suy thận, liều dùng thuốc Cefadroxil phải được điều chỉnh tùy thuộc vào hệ số thanh thải creatinin để ngăn ngừa tích lũy thuốc trong cơ thể. Đối với người lớn, liều khởi đầu là uống 1 g Cefadroxil và liều duy trì (dựa trên độ thanh thải creatinine ml/ phút/ 1.73m2) là 500 mg, khoảng cách giữa 2 liều được tính như sau :
    • Hệ số thanh thải creatinine từ 0 - 10ml/ phút: Khoảng cách giữa 2 liều điều chỉnh 36 giờ
    • Hệ số thanh thải creatinine từ 10 - 25ml/ phút: Khoảng cách giữa 2 liều điều chỉnh 24 giờ
    • Hệ số thanh thải creatinine từ 25 - 50ml/ phút: Khoảng cách giữa 2 liều điều chỉnh điều chỉnh 12 giờ
    • Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin trên 50ml/ phút thì được điều trị như bệnh nhân có chức năng thận bình thường.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cefadromark

Kháng sinh Cefadroxil được dung nạp rất tốt ở mọi lứa tuổi. Tuy vậy ở một số bệnh nhân khi dùng thuốc có thể có các tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy cũng xảy ra nhưng ít gặp hơn.
  • Phản ứng quá mẫn: Ít gặp như nổi ban, nổi mày đay đã được báo cáo. Rất hiếm gặp là gây ra phản ứng phản vệ.
  • Các tác dụng phụ khác bao gồm ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, gây giảm bạch cầu trung tính thoáng qua.

Tác dụng phụ nhẹ thường hết sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ nghiêm trọng hay kéo dài dai dẳng bạn nên nói với bác sĩ để được tư vấn đúng nhất hay tới ngay cơ sở y tế.

5. Một vài điều cần chú ý khi dùng thuốc Cefadromark

  • Thận trọng sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh penicillin. Tình trạng phản ứng phụ chéo đã được báo cáo.
  • Thận trọng sử dụng thuốc mày ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh chỉ nên được chỉ định dùng khi nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ cao nhiễm khuẩn. Tránh tự ý dùng để giảm nguy cơ kháng thuốc và dùng khi không cần thiết.
  • Nếu dùng thuốc không cho thấy đáp ứng giảm các triệu chứng sau 3 ngày điều trị, bạn cần thăm khám lại để được điều trị phù hợp.
  • Dùng thuốc cefadroxil dài ngày, cũng như kháng sinh khác có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận nếu như có bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc và tiến hành điều trị phù hợp.
  • Tương tác thuốc: Cholestyramin gắn kết với kháng sinh Cefadroxil ở ruột làm chậm sự hấp thụ của thuốc; Probenecid có thể làm giảm bài tiết cephalosporin tăng nồng độ thuốc trong máu; Furosemid, aminoglycosid có thể cho tác dụng hiệp đồng làm tăng độc tính trên thận nên tránh phối hợp khi không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với bác sĩ các thuốc khác mà bạn sử dụng để tránh tương tác.
  • Bảo quản: Bảo quản thuốc ở những nơi khô, thoáng mát. Tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Tóm lại, thuốc Cefadromark là một loại kháng sinh. Bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn hay tuân thủ đúng điều trị và không tự ý thay đổi liều dùng, thời gian dùng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

108 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tác dụng thuốc Axodrox
    Tác dụng thuốc Axodrox

    Thuốc Axodrox có thành phần chính là Cefadroxil monohydrate, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Axodrox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Fudaste 500mg
    Công dụng thuốc Fudaste 500mg

    Thuốc Fudaste 500mg là thuốc kháng sinh kê đơn được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da và mô mềm... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Fudaste 500mg, người ...

    Đọc thêm
  • Clintaxin
    Công dụng thuốc Clintaxin

    Hiện nay có nhiều loại kháng sinh trên thị trường thuốc, trong đó có Clintaxin. Cùng tìm hiểu rõ hơn công dụng thuốc Clintaxin, Clintaxin trị bệnh gì, thuốc Clintaxin dùng thế nào... ngay sau đây.

    Đọc thêm
  • Zicoraxil
    Công dụng thuốc Zicoraxil

    Thuốc Zicoraxil chứa thành phần chính là Cefadroxil thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở cả trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên ...

    Đọc thêm
  • Rialcef
    Công dụng thuốc Rialcef

    Thuốc Rialcef được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính,... Vậy công dụng của thuốc Rialcef là gì?

    Đọc thêm