Công dụng thuốc Cefmetazol VCP

Thuốc Cefmetazol VCP có công dụng điều trị và dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí gây ra. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ.

1. Cefmetazol VCP là thuốc gì?

Cefmetazol VCP thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ, 10 lọ; hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml.

Thành phần Cefmetazol 1g trong thuốc Cefmetazol VCP là kháng sinh Cephalosphorin, có công dụng điều trị và dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí hoặc nhiễm trùng hỗn hợp, bệnh lậu không biến chứng gây ra.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Cefmetazol VCP

Thuốc Cefmetazol VCP được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm trùng hô hấp dưới, da và mô mềm, máu, xương khớp và đường tiết niệu mà nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra;
  • Điều trị, dự phòng nhiễm trùng do các vi khuẩn kỵ khí hoặc nhiễm trùng hỗn hợp, nhất là tại ổ bụng và viêm vùng chậu;
  • Bệnh lậu không biến chứng;
  • Dự phòng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật, mổ lấy thai nhi.

Không sử dụng thuốc Cefmetazol VCP cho người quá mẫn với nhóm kháng sinh Penicilin hoặc Cephalosporin.

3. Cách dùng thuốc Cefmetazol VCP

Cefmetazol VCP được tiêm dưới dạng muối natri. Thuốc được quy định tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút, tiêm truyền tĩnh mạch 10-60 phút và chỉ tiêm bắp sâu đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cách pha dịch pha loãng thích hợp để tiêm thuốc:

  • Dịch pha thuốc Cefmetazol VCP là nước cất pha tiêm, dung dịch Dextrose 5% và natri clorid 0.9%, Ringer lactat;
  • Thuốc Cefmetazol VCP phải được pha ngay trước khi dùng, dung dịch còn lại sau khi dùng cần bỏ đi.

4. Liều dùng thuốc Cefmetazol VCP

Liều Cefmetazol VCP thông thường ở người lớn:

  • Sử dụng 0,5 – 1g mỗi 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu nhiễm trùng nặng thì có thể tăng đến 3 – 4g/ ngày, chia 3 – 4 lần (mỗi 6 – 8 giờ).

Giảm liều Cefmetazol VCP ở người suy thận:

  • Độ thanh thải của thận 50 – 90 (mL/phút) sử dụng liều Cefmetazol VCP 0,5 – 1g mỗi 12 giờ;
  • Độ thanh thải của thận 30 – 49 (mL/phút) sử dụng liều Cefmetazol VCP 0,5 – 1g mỗi 16 giờ;
  • Độ thanh thải của thận 10 – 29 (mL/phút) sử dụng liều Cefmetazol VCP 0,5 – 1g mỗi 24 giờ;
  • Thẩm phân máu < 10 (mL/phút) sử dụng liều Cefmetazol VCP 0,5 – 1g mỗi 48 giờ.

Liều Cefmetazol VCP trong dự phòng phẫu thuật ở người lớn:

  • Dùng liều Cefmetazol VCP duy nhất 1 – 2g (IV) trước phẫu thuật 30 – 90 phút, dùng lặp lại (nếu cần) sau 8 và 16 giờ nhưng không quá 4g/ ngày.

Liều Cefmetazol VCP trong mổ lấy thai:

  • Dùng liều Cefmetazol VCP duy nhất 2g (IV) sau khi kẹp dây rốn.

Điều trị bệnh lậu không biến chứng ở người lớn:

  • Tiêm bắp (IM) liều Cefmetazol VCP duy nhất 1g và uống kèm 1g Probenecid.

Liều dùng thuốc Cefmetazol VCP trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cefmetazol VCP cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cefmetazol VCP phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng sử dụng thuốc Cefmetazol VCP

Cần sử dụng thuốc Cefmetazol VCP một cách thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Người bị suy giảm chức năng gan mật hoặc thiểu năng thận;
  • Thận trọng khi chỉ định cho người bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng;
  • Thận trọng về liều lượng và cách dùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em;
  • Thuốc Cefmetazol VCP có thể gây chóng mặt do đó cần thận trọng cho người làm nghề lái xe và vận hành máy móc.
  • Cefmetazol VCP chỉ dùng cho người mang thai khi thật sự cần thiết, lợi ích đem lại cao hơn nguy cơ ở mẹ và bé;
  • Cefmetazol VCP bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy cần ngừng cho con bú trước khi dùng thuốc.

7. Tác dụng phụ của Cefmetazol VCP

Trong quá trình dùng thuốc Cefmetazol VCP người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Đau tại vị trí tiêm;
  • Viêm tắc tĩnh mạch;
  • Phát ban;
  • Tiêu chảy;
  • Tăng nguy cơ chảy máu do giảm prothrombin và/ hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu;
  • Phản ứng quá mẫn;
  • Mất bạch cầu hạt;
  • Giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu và prothrombin;
  • Xét nghiệm Coomb dương tính giả;
  • Viêm đại tràng màng giả;
  • Buồn nôn/ nôn;
  • Gây độc cho thận.

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cefmetazol VCP thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời và chính xác.

8. Tương tác với các thuốc khác

Có thể xảy ra tương tác nếu sử dụng Cefmetazol VCP cùng các thuốc sau:

  • Aminoglycosid;
  • Dùng chung với rượu gây phản ứng đỏ bừng, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu và tim đập nhanh;
  • Sử dụng Cefmetazol VCP kèm với thuốc lợi tiểu như Furosemid sẽ làm tăng độc tính trên thận;
  • Probenecid làm giảm bài tiết Cefmetazol VCP ở ống thận;
  • Dùng kết hợp với Colistin làm tăng nguy cơ tổn hại ống thận.

Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cefmetazol VCP. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cefmetazol VCP theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan