Công dụng thuốc Deslora 5mg

Thuốc Deslora 5mg có tác dụng trong điều trị bệnh lý về dị ứng, có thể dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng và cách dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Deslora có tác dụng gì?

Thuốc Deslora có thành phần hoạt chất chính là Desloratadin, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Desloratadin là một loại thuốc đối kháng với histamin có tác dụng kéo dài và không gây buồn ngủ do không qua hàng rào máu não nên không tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể histamin H1 ngoại biên, mặc dù không làm giảm tiết Histamin nhưng nó lại tranh chấp gắn với thụ thể của histamin tại mô, từ đó giúp giảm các triệu chứng viêm do tác nhân dị ứng gây ra.

Khi các cơ thể người bị dị ứng tiếp xúc với dị nguyên. Các dị nguyên này tiếp xúc theo nhiều đường khác nhau sẽ tạo ra nhiều chất trung gian hoá học gây viêm. Trong đó, histamin là chất chủ yếu được tạo ra và gây phản ứng chính. Việc ngăn cản histamin gắn vào các thụ thể của nó sẽ giúp hạn chế tạo ra phản ứng viêm.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Deslor 5mg

Thuốc Deslor 5mg là thuốc kháng dị ứng và thường được dùng trong một số trường hợp sau:

Không dùng thuốc Deslor 5mg trong các trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc cho những người có tình trạng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, tiền sử dị ứng với thuốc loratadin.
  • Không nên dùng thuốc Deslor cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Do hàm lượng và dạng thuốc không phù hợp nên không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Deslor 5mg

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được uống với nước. Bạn không được nhai hay nghiền viên thuốc khi uống, vì có thể làm mất đi cấu tạo ban đầu của thuốc. Có thể dùng thuốc Deslor cùng lúc hay xa với bữa ăn.

Liều dùng:

  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: Uống ngày 1 viên.
  • Đối với viêm mũi dị ứng không liên tục: Sử dụng thuốc điều trị phù hợp dựa trên triệu chứng của người bệnh, ngừng điều trị bằng thuốc này khi hết triệu chứng và có thể tái điều trị khi xuất hiện lại triệu chứng.
  • Trong viêm mũi dị ứng kéo dài: Có thể điều trị liên tục trong thời gian tiếp xúc với dị nguyên.
  • Bệnh nhân suy thận: nên uống 1viên/ ngày và dùng cách ngày.

Trường hợp quên liều, hãy uống thuốc sớm nhất khi nhớ ra quên dùng thuốc. Nếu gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống như bình thường.

Quá liều: Chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của uống quá liều, có thể gây ra chóng mặt hay buồn ngủ quá mức. Nếu dùng thuốc quá liều bạn nên loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng biện pháp gây nôn và được điều trị hỗ trợ triệu chứng.

4. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Deslor

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn dùng thuốc Deslor bao gồm:

  • Tác dụng không mong muốn hay gặp gồm: Nhức đầu, khô miệng, mệt mỏi.
  • Hiếm gặp hơn có thể xuất hiện: Ảo giác, chóng mặt, buồn ngủ quá mức, ngủ gà hay mất ngủ, tăng khả năng hoạt động của tâm thần vận động, co giật, tăng nhịp tim, đánh trống ngực; Đau bụng, buồn nôn và nôn, ăn khó tiêu, tiêu chảy; Tăng men gan, tăng chỉ số bilirubin, viêm gan, đau cơ.
  • Phản ứng quá mẫn như là sốc phản vệ, phù mạch, gây ra các biểu hiện như khó thở, đau bụng dữ dội, ngứa, sưng mặt, sưng họng, phát ban và nổi mề đay cũng đã được báo cáo dù tình trạng này rất hiếm gặp.
  • Tác dụng không mong muốn khác: Kéo dài khoảng QT, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm hay gặp hơn ở trẻ em, vàng da, nhạy cảm với ánh sáng, suy nhược cơ thể.

Khi gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch thì người bệnh nên ngừng dùng thuốc và tới cơ sở y tế ngay để được tư vấn. Ngoài ra, nếu dùng kéo dài có các tác dụng phụ khác thì người bệnh cũng cần ngưng thuốc và báo với bác sĩ.

5. Lưu ý gì khi dùng thuốc Deslor?

Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Deslor, bao gồm:

  • Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc. Không nên dùng thuốc khi đã có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay dị ứng với loratadin.
  • Thuốc Deslor có chứa tá dược là lactose. Bệnh nhân có rối loạn di truyền hiếm gặp về việc dung nạp glactose, thiếu hụt men lactose Lapp hoặc rối loạn khả năng hấp thu glucose – galactose thì không nên sử dụng thuốc này.
  • Nên thận trọng khi dùng thuốc Desloratadin cho phụ nữ mang thai, mặc dù trên một số trường hợp không thấy có sự ảnh hưởng của thuốc tới thai. Tuy nhiên, cũng chưa thực rõ những mối nguy cơ khác về thuốc cho thai nhi, nên cần cân nhắc lợi ích cho mẹ và nguy cơ khi quyết định sử dụng thuốc.
  • Thời kỳ cho con bú: Desloratadin có thể được tiết qua được sữa mẹ, vì vậy thuốc này không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú hoặc nếu dùng thì cần ngừng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc.
  • Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời các thuốc với nhau. Một số thuốc có thể gây tương với thuốc Deslor gồm: Desloratadin làm tăng nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương của các thuốc như kháng sinh erythromycin, ketoconazol, kháng sinh azithromycin và cimetidin.
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp thuốc có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc, nên ngừng những hoạt động này cho đến khi biết tác dụng phụ của thuốc tới cơ thể.
  • Bảo quản thuốc Deslor ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Không dùng thuốc này khi đã có dấu hiệu hư hỏng và quá hạn dùng, tránh xa tầm tay của trẻ.

Thuốc Deslora có thành phần hoạt chất chính là Desloratadin, có tác dụng trong điều trị bệnh lý về dị ứng, có thể dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan