Công dụng thuốc Diaphylin

Thuốc Diaphylin có chứa thành phần Theophylin-ethylendiamin với hàm lượng 240mg được bào chế ở dạng dung dịch tiêm. Thuốc thuộc nhóm tác dụng trên đường hô hấp và chỉ định trong điều trị hen tim, hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mãn...

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Diaphylin

Diaphylin là thuốc gì? Thành phần Theophylin-ethylendiamin trong thuốc Dialhyline làm cho quá trình vận chuyển ion Ca từ bào tương vào khoang gian bào một cách dễ dàng.

Thuốc Dialhyline có thể làm giãn tế bào cơ, làm mất sự co thắt của phế quản và giúp phục hồi thông khí phế nang. Nhờ đặc tính giãn cơ của thuốc Dialhyline, giúp làm tăng nhịp thở và độ sâu của nhịp thở. Đó cũng chính là kết quả của sự kích thích trung tâm Vagus và trung tâm vận mạch. Thuốc Dialhyline tác động trực tiếp lên tim, cải thiện được tuần hoàn mạch vành.

Song song với kích hoạt tăng áp suất bơm máu, quá trình lọc cầu thận cũng tăng. Thêm vào đó, hợp chất Theophylin-ethylendiamin trong thuốc Diaphylin có thể làm tăng thể tích nước tiểu bằng cách làm tăng sự bài tiết của ion Na và Cl.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Diaphylin

2.1. Chỉ định

Thuốc Diaphylin được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh lý:

  • Điều trị bệnh lý hen tim và hen phế quản
  • Viêm phế quản co thắt, và viêm phế quản mãn tính
  • Tình trạng suy tim mất bù
  • Khó thở kịch phát vào ban đêm
  • Đau thắt ngực khi gắng sức, bao gồm cả gắng sức thở
  • Block nhĩ thất kháng với thành phần atropin phát triển trên cơ sở thiếu máu cục bộ.

Ngoài những tác dụng kể trên, thuốc Dpyridamol có thể được chỉ định để điều trị một số bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn để có hiệu quả cao nhất.

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Diaphylin chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp có bệnh lý nhồi máu cơ tim vừa mới xảy ra, loạn nhịp tim hoặc các bệnh loét.

3. Liều lượng sử dụng và cách dùng thuốc Diaphylin

3.1. Cách sử dụng thuốc

Cách sử dụng thuốc Diaphylin: Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu không hiểu các hướng dẫn hãy hỏi dược sĩ hoặc y tá để biết thêm thông tin chi tiết. Khi uống thuốc với nước nên sử dụng cùng với ly nước đầy. Ngoài ra, có thể uống thuốc trong bữa ăn để giảm cảm giác đau dạ dày. Người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm để tránh quên thuốc.

Trước khi uống thuốc không nên cắn hoặc nhai, vì thuốc ở dạng phóng thích kéo dài, cho nên hãy nuốt nguyên viên thuốc. Ở dạng phóng thích kéo dài, thuốc Diaphylin được xây dựng dựa vào công thức để giải phóng từ từ trong cơ thể.

3.2. Liều lượng sử dụng thuốc Diaphylin

Thuốc Diaphylin được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

  • Đối với người lớn, thanh thiếu niên và trẻ trên 15 tuổi có cân nặng trên 45kg thì liều đầu tiên sử dụng cho thuốc Diaphylin nên áp dụng là 380mg mỗi ngày. Mỗi liều nên chia cách nhau từ 6 đến 8 giờ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc trong quá trình điều trị nếu cần thiết. Tuy nhiên, tổng liều của thuốc Diaphylin thường không quá 760mg mỗi ngày. Ở những người lớn tuổi, liều lượng phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ và tổng liều mỗi ngày không được quá 507 mg, mỗi liều sử dụng nên cách nhau từ 6 đến 8 giờ.
  • Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 1 đến 15 tuổi có trọng lượng dưới 45kg thì liều sử dụng cho thuốc Diaphylin sẽ dựa vào trọng lượng của cơ thể và được chỉ định từ bác sĩ điều trị. Liều khởi đầu sử dụng có thể là 15.2 đến 17.7mg cho mỗi lượng cơ thể và mỗi liều nên sử dụng cách nhau từ 4 đến 6 giờ. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh liều thuốc Diaphylin khi cần thiết, tuy nhiên, tổng liều sử dụng không nên quá 25.3mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể hoặc 760mg mỗi ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo cho thuốc Diaphylin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Diaphylin, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.

4. Xử trí khi quên liều và quá liều thuốc Diaphylin

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Diaphylin quên liều thì có thể sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Diaphylin quên và liều kế tiếp gần nhau thì người bệnh có thể bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo như bình thường. Cần lưu ý không nên sử dụng gấp đôi liều Diaphylin, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại của người bệnh .

Trong trường hợp người bệnh vô tình uống thuốc Diaphylin quá liều so với quy định và có xuất hiện một số dấu hiệu của tác dụng phụ không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời, giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy hiểm.

5. Tác dụng phụ không mong muốn và lưu ý khi sử dụng thuốc Diaphylin

Khi sử dụng thuốc Diaphylin điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, mặt đỏ bừng, nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, kinh giật, protein niệu và huyết niệu, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hoá, bồn chồn lo âu, khó thở, tăng thông khí phổi, hạ huyết áp, đột tử, truỵ mạch, loạn nhịp tim...

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được điều chỉnh liều lượng thuốc hiệu quả.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Diaphylin

Trong quá trình sử dụng thuốc Diaphylin, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc Diaphylin có hàm lượng điều trị trong huyết tương là từ 5 đến 20mg/ml. Do thuốc tác động trực tiếp lên tim và thần kinh, nên chỉ sử dụng thuốc Diaphylino ở dạng tĩnh mạch và phải áp dụng tiêm chậm thuốc vào cơ thể.
  • Trường hợp thiểu niệu thì nên giảm liều điều trị của thuốc Diaphylin.
  • Khi sử dụng thuốc Diaphylin có thể làm cho khoảng thời gian ngủ bị giảm.
  • Sử dụng thuốc Diaphylin tiêm ngoài tĩnh mạch hay tiêm trong động mạch, vì thuốc có thể làm hư hoại mô trầm trọng, thậm chí có thể gây hoại tử.
  • Trường hợp rung nhĩ mãn tính sử dụng thuốc Diaphylin cần được theo dõi chặt chẽ do thuốc có thể gây ra nguy cơ tắc hoặc nghẽn mạch
  • Trường hợp những người cao huyết áp không ổn định nên sử dụng thuốc Diaphylin ở dạng truyền dịch chậm, nhưng đồng thời phải kiểm soát được huyết áp.
  • Tương tác của thuốc Diaphylin: cần thận trọng khi phối hợp thuốc Diaphylin với các thuốc khác, vì có thể làm tăng công dụng của thuốc và cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước khi quyết định điều trị với thuốc Diaphylin thì người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ điều trị danh sách các loại thuốc đã sử dụng trước đó, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thảo dược. Mục đích để bác sĩ nhận định các tương tác thuốc và có chỉ định phù hợp khi điều trị bằng thuốc Diaphylin. Khi sử dụng thuốc Diaphylin nên thận trọng với các dẫn xuất của theophylin hay purin, vì chúng có thể gây ra những phản ứng tác dụng phụ không mong muốn; các thuốc chống cao huyết áp có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng, các thuốc cường giao cảm, cathine khác khi sử dụng song song với thuốc Diaphylin có thể làm tăng độc tính của thuốc; các thuốc phong bế thụ thể H2 khi kết hợp với thuốc Diaphylin có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương.
  • Đối với rượu, thực phẩm, thuốc lá có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định. Vì thế khi sử dụng thuốc Diaphylin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng thói quen ăn phù hợp trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh ăn và uống các thực phẩm giàu hợp chất cafein như cafe, chè, socola thì có thể làm tăng tác dụng phụ. Vì thế nên tránh sử dụng những loại thực phẩm này.

Tóm lại, thuốc Diaphylin có chứa thành phần Theophylin-ethylendiamin với hàm lượng 240mg được bào chế ở dạng dung dịch tiêm. Thuốc thuộc nhóm tác dụng trên đường hô hấp và chỉ định trong điều trị hen tim, hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mãn...Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

640 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan