Công dụng thuốc Getzome

Getzome được sản xuất với Lemery S.A. de C.V - Mexico. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, hàm lượng 40 mg. Vậy thuốc Getzome có tác dụng gì?

1. Thành phần của thuốc Getzome

Mỗi viên nang thuốc Getzome có chứa hoạt chất chính là các hạt chứa 12,5% Omeprazole, tương đương với Omeprazole 40mg.

Omeprazole có tác dụng làm giảm bài tiết acid dạ dày thông qua một cơ chế duy nhất. Omeprazole là nhóm thuốc thuộc nhóm chống bài tiết, thuộc phân nhóm benzimidazole, thuốc không có tác dụng anticholinergic và kháng histamin. Omeprazol ức chế bài tiết acid trong dạ dày thông qua việc ức chế chuyên biệt lên men H+, K+ - ATPase có trên bơm proton của tế bào thành. Sự ức chế này còn phụ thuộc vào liều thuốc Getzome và ảnh hưởng cả đến sự bài tiết dịch cơ bản, lẫn sự bài tiết acid do kích thích, bất kể tác nhân kích thích tiết acid là gì.

2. Chỉ định - chống chỉ định của thuốc Getzome

Thuốc Getzome có tác dụng gì? Ở người lớn, thuốc Getzome được chỉ định điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Điều trị loét tá tràng;
  • Dự phòng loét tá tràng tái phát;
  • Loét dạ dày;
  • Dự phòng loét dạ dày tái phát;
  • Diệt H.Pylori ở bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa kết hợp với các loại kháng sinh thích hợp theo đúng phác đồ điều trị;
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không kèm tổn thương thực quản;
  • Loét dạ dày và tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs);
  • Phòng loét dạ dày và tá tràng ở người có nguy cơ;
  • Viêm thực quản do trào ngược;
  • Kiểm soát dài hạn ở người bệnh đã lành viêm thực quản do trào ngược;
  • Trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản;
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.

trẻ em , thuốc Getzome được chỉ định điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Trẻ em từ 1 tuổi trở lên và ≥ 10kg, thuốc Getzome được chỉ định trong:
    • Trào ngược dạ dày thực quản.
    • Ợ nóng và trào ngược axit ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trẻ em và thiếu niên từ 4 tuổi trở lên, thuốc Getzome được chỉ định trong việc kết hợp với kháng sinh để điều trị loét tá tràng do H.Pylori.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Getzome cho những bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng của thuốc Getzome

Liều dùng và cách dùng của thuốc Getzome trong từng tình trạng bệnh cụ thể:

  • Thuốc Getzome điều trị loét tá tràng: Liều thuốc Getzome khuyến cáo là 20mg/lần, mỗi ngày 1 lần. Ở liều điều trị này, hầu hết bệnh nhân lành vết loét trong vòng 2 tuần. Với bệnh nhân chưa lành vết loét hoàn toàn sau đợt điều trị ban đầu cần tiếp tục điều trị với thuốc Getzome thêm 2 tuần nữa. Với những người bị loét tá tràng kém đáp ứng với thuốc Getzome, khuyến khích dùng liều 40mg Getzome/lần, 1 lần mỗi ngày, hiệu quả thường đạt được trong vòng 4 tuần điều trị.
  • Thuốc Getzome dự phòng loét tá tràng tái phát: Phòng ngừa loét tá tràng tái phát ở bệnh nhân âm tính với vi khuẩn H.pylori hoặc khi không thể tiệt trừ được vi khuẩn H.pylori, liều khuyên dùng của thuốc Getzome là 20mg Omeprazole mỗi ngày, một số bệnh nhân có thể dùng liều 10mg thuốc Getzome hoặc nếu trường hợp điều trị thất bại, có thể tăng liều thuốc Getzome đến 40mg.
  • Thuốc Getzome điều trị loét dạ dày: liều 20mg mỗi ngày sẽ làm lành vết loét trong vòng 4 tuần. Bệnh nhân không khỏi bệnh sau đợt điều trị thuốc Getzome khởi đầu, cần điều trị thêm 4 tuần thuốc Getzome nữa sẽ giúp lành vết loét. Ở bệnh nhân vết loét đáp ứng kém, dùng 40mg Getzome có thể lành vết loét trong vòng 8 tuần.
  • Thuốc Getzome dự phòng loét dạ dày tái phát: ngừa tái phát loét ở bệnh nhân có vết loét đáp ứng kém, liều thuốc Getzome khuyên dùng là 20mg mỗi ngày hoặc có thể tăng liều đến 40mg thuốc Getzome mỗi ngày.
  • Thuốc Getzome diệt H.Pylori ở bệnh nhân loét đường tiêu hóa:
    • Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc: thuốc Getzome 20mg được sử dụng 2 lần/ngày trong 1 tuần hoặc Getzome 40mg mỗi ngày một lần.
    • Phác đồ điều trị bằng 2 thuốc:
    • Getzome 20mg/lần, dùng 2 lần mỗi ngày hoặc 40mg/lần, 1 lần/ngày.
    • Nếu xuất hiện vết loét trong thời gian khởi đầu điều trị cần phải tăng thời gian điều trị Omeprazole 20 mg/ngày thêm 14 - 18 ngày (đơn trị) sau khi hoàn thành điều trị phối hợp.
  • Thuốc Getzome trong trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không có tổn thương thực quản: dùng 20mg/ngày, trong 4 tuần.
  • Thuốc Getzome trị loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Liều khuyên dùng là thuốc Getzome 20mg mỗi ngày sẽ làm lành vết loét trong 4 tuần. Bệnh nhân không lành vết loét trong thời gian này có thể lành vết loét sau khi điều trị thêm 4 tuần nữa.
  • Thuốc Getzome dự phòng loét dạ dày tá tràng ở người có nguy cơ (> 60 tuổi, tiền sư loét dạ dày và tá tràng, tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa trên) dùng thuốc Getzome 20mg mỗi ngày.
  • Thuốc Getzome trong viêm thực quản do trào ngược: liều thuốc Getzome 20mg mỗi ngày trong vòng 4 tuần, nếu không lành vết loét thì điều trị thêm 4 tuần nữa.
  • Thuốc Getzome cho bệnh nhân viêm thực quản nặng: 40mg Getzome mỗi ngày trong 8 tuần.
  • Thuốc Getzome trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: 20mg mỗi ngày hoặc có thể dùng 10mg mỗi ngày nếu bệnh nhân đáp ứng tốt. Nếu không kiểm soát triệu chứng sau 4 tuần với liều 20mg thuốc Getzome mỗi ngày, khuyến cáo cần đánh giá thêm.
  • Ợ nóng: thuốc Getzome 20 mg/ngày, dùng trong 14 ngày.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: khởi đầu dùng thuốc Getzome 60mg/ngày và thay đổi tùy từng cá nhân, có thể tăng lên 80 - 120mg thuốc Getzome/ngày, chia liều dùng thành 2 lần/ngày.
  • Liều thuốc Getzome cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cân nặng trên 10kg:
Tuổi của trẻ Trọng lượng của trẻ Liều dùng thuốc Getzome
≥ 1 tuổi 10 - 20kg 10mg thuốc Getzome mỗi ngày, có thể tăng lên 20mg nếu cần thiết
≥ 2 tuổi > 20kg 20mg thuốc Getzome mỗi ngày, liều có thể tăng lên 40mg mỗi ngày.
  • Liều dùng của thuốc Getzome cho trẻ em và thiếu niên từ 4 tuổi trở lên bị loét tá tràng do H.Pylori:
Trọng lượng của trẻ Liều dùng
15 - 30kg Getzome 10mg dùng 2 lần/ngày, dùng trong 1 tuần.
31 - 40kg Getzome 20mg dùng 2 lần/ngày, dùng trong 1 tuần.
> 40kg Getzome 20mg dùng 2 lần/ngày, dùng trong 1 tuần.

Cách dùng thuốc Getzome cho những đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều thuốc Getzome;
  • Suy thận: không cần điều chỉnh liều thuốc Getzome;
  • Suy gan: Sinh khả dụng và thời gian bán hủy thuốc Getzome có thể tăng lên ở những bệnh nhân suy gan, do đó cần phải điều chỉnh liều thuốc Getzome và liều tối đa là 20 mg/ngày.
  • Khó nuốt: Có thể đổ thuốc trong viên nhộng thuốc Getzome ra, nuốt riêng hoặc dùng chung hạt thuốc Getzome với một lượng nhỏ nước trái cây hoặc sữa chua đã trộn lẫn. Có thể hút hạt thuốc trong viên nhộng thuốc Getzome và nuốt, quan trọng là không được nghiền hoặc nhai những hạt thuốc Getzome.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Getzome

  • Acid trong dạ dày bị giảm khi sử dụng thuốc Getzome có thể làm tăng số lượng vi khuẩn thường trú trong dạ dày ruột, dẫn đến sự tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa (nhiễm Salmonella và Campylobacter).
  • Khi nghi ngờ loét dạ dày cần loại trừ khả năng ác tính trước khi được bắt đầu sử dụng thuốc Getzome, vì việc điều trị có thể làm giảm bớt những triệu chứng và trì hoãn chẩn đoán.
  • Thuốc Getzome không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc Getzome như chóng mặt và rối loạn thị giác có thể xảy ra vì vậy bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy móc.
  • Không có bằng chứng nào về tính an toàn của thuốc Getzome trên phụ nữ có thai, tuy nhiên tốt hơn hết nên tránh dùng thuốc Getzome cho phụ nữ có thai trừ khi không có những biện pháp nào an toàn hơn.
  • Không có báo cáo nào cho thấy thuốc Getzome đi qua sữa mẹ hoặc có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc Getzome thì tốt nhất nên ngưng cho con bú.

5. Tác dụng phụ của thuốc Getzome

Tác dụng phụ của thuốc Getzome thường nhẹ và có thể hồi phục được.

  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa: hồi phục sau khi ngưng thuốc Getzome;
  • Nhạy cảm ánh sáng, mụn nhọt, hồng ban đa dạng, Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì, phù mạch, rụng tóc...
  • Tiêu chảy, đau đầu: đa số có thể mất đi sau khi ngưng điều trị thuốc Getzome;
  • Táo bón, buồn nôn/nôn, đầy hơi, đau bụng;
  • Khô miệng, viêm miệng, nấm Candida tiêu hóa;
  • Dị cảm, choáng váng, chóng mặt: mất đi khi ngừng điều trị thuốc Getzome;
  • Viêm khớp, triệu chứng đau cơ: phục hồi khi ngưng điều trị thuốc Getzome;
  • Mờ mắt, rối loạn vị giác, hung hăng, phù ngoại biên, hạ natri máu, đổ mồ hôi, vú to nam giới, bất lực, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ tế bào máu, sốc phản vệ,sốt, co thắt phế quản, bệnh não gan, viêm gan có/không vàng da, suy gan và viêm thận kẽ, viêm thận cấp.
  • Tăng men gan.

6. Tương tác của thuốc Getzome với các thuốc khác

  • Thuốc Getzome có thể làm giảm sự hấp thu qua dạ dày của ketoconazole, itraconazole do giảm nồng độ acid dạ dày.
  • Thuốc Getzome có thể trì hoãn việc đào thải diazepam, phenytoin và warfarin do chuyển hóa qua gan thông qua cytochrome P450.
  • Nồng độ Omeprazole và clarithromycin trong huyết tương tăng lên khi dùng phối hợp;
  • Phối hợp thuốc Getzome và digoxin ở người khỏe mạnh dẫn đến tăng 10% sinh khả dụng của digoxin do làm tăng pH dạ dày.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

534 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan