Công dụng thuốc Hepaur

Thuốc Hepaur được dùng hỗ trợ trong điều trị bệnh lý viêm gan, bệnh não gan. Thuốc giúp tăng quá trình giải độc và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Để hiệu rõ hơn về thuốc Hepaur hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Hepaur có tác dụng gì?

Thuốc Hepaur có thành phần chính là L-Ornithin L-Aspartat với hàm lượng 5000mg/10ml, bào chế dạng dung dịch tiêm.

L-ornithin L-aspartat (LOLA) là dạng muối bền của hai thành phần amino acid ornithin và aspartic acid, thường được chỉ định trong các bệnh gan cấp và mạn tính, như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, kết hợp với tăng amoniac máu, đặc biệt là trong các biến chứng về thần kinh như bệnh não gan.

  • L- Ornithine tham gia vào chu trình Ure, có công dụng chuyển chất độc nội sinh Amoniac thành Ure không độc và sau đó được đào thải qua thận, từ đó giúp làm chức năng gan hoạt động trở về trạng thái bình thường.
  • L-aspartat đóng vai trò quan trọng trong chu trình Acid citric, giúp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, từ đó hỗ trợ và tái tạo các tế bào gan đang bị tổn thương, cải thiện triệu chứng suy nhược.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Hepaur

Chỉ định:

Thuốc Hepaur được dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị hỗ trợ tăng men gan trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh gan cấp tính hay mãn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ...
  • Hỗ trợ trong trường hợp hôn mê gan và tiền hôn mê gan.

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc Hepaur trong các trường hợp sau:

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Hepaur

Cách dùng:

Thuốc được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. Thận trọng khi cắt ống dung dịch thuốc để tránh nguy cơ các mảnh vỡ của thuỷ tinh từ vỏ ống có thể trộn lẫn vào dung dịch thuốc gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viêm gan cấp tính hay viêm gan mãn tính: Liều dùng thông thường là tiêm tĩnh mạch chậm 1 - 2 ống mỗi ngày trong tuần đầu tiên và tiếp tục dùng trong 3 - 4 tuần tiếp theo.
  • Trong trường hợp nặng như trong bệnh lý não gan liều dùng có thể tăng lên 4 ống mỗi ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Thường không được khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng này.

Liều dùng thuốc chính xác sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng cụ thể của bạn. Đảm bảo dùng thuốc đúng theo hướng dẫn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Hepaur

Khi dùng thuốc bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

  • Có thể gặp các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như có cảm giác nóng ở thanh quản;
  • Ngoài ra thỉnh thoảng có thể xảy ra buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá;

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu như bạn có các tác dụng phụ xảy ra sau khi dùng thuốc, kể cả những tác dụng phụ không được kể trên mà bạn nghĩ do dùng thuốc gây ra.

5. Những điều cần chú ý khi dùng thuốc Hepaur

  • Trước khi dùng thuốc cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng với thuốc hay với bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào khác, bệnh lý mà bạn gặp phải, bạn đang mang thai và đang cho con bú...
  • Đây là một thuốc kê đơn, chỉ dùng khi có chỉ định và không tự ý sử dụng khi chưa được chỉ định. Đảm bảo việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn.
  • Trong trường hợp người bệnh được chỉ định dùng thuốc với liều cao thì cần kiểm tra thường xuyên nồng độ của thuốc trong máu và nước tiểu.
  • Thận trọng khi chỉ định dùng thuốc Hepaur cho trẻ em và những người lớn tuổi.
  • Đối với phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết và trước khi dùng cần cân nhắc giữa lợi ích cũng như nguy cơ gây hại cho thai. Phụ nữ cho con bú thường không được khuyến cáo sử dụng, chỉ thực hiện khi rất cần thiết và nên tránh cho con bú khi dùng thuốc.
  • Tương tác thuốc cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc này với các thuốc khác, cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang dùng để đảm bảo tránh tương tác xảy ra.
  • Bảo quản: Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để thuốc này ở nhiệt độ phòng.

Tóm lại, thuốc Hepaur là thuốc tiêm được chỉ định bởi bác sĩ. Dùng hỗ trợ trong các trường hợp bệnh lý về gan. Đảm bảo việc dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, bạn không nên tự ý tiêm tại nhà khi chưa được chỉ định.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

370 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan