Công dụng thuốc Histamed

Histamed có thành phần chính Cetirizine, là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng thông qua đối kháng chọn lọc thụ thể histamin H1, được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, người bệnh ngứa, nổi mày đay cấp tính, mày đay mãn tính vô căn.

1. Thuốc Histamed có tác dụng gì?

Histamed có thành phần chính Cetirizine, là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng thông qua đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1. Histamed ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Histamed được bào chế dưới dạng dung dịch uống, 1 hộp chai 30mg/30ml.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Histamed

Chỉ định sử dụng thuốc Histamed trong những trường hợp sau đây:

3. Cách sử dụng và liều dùng của Histamed

3.1. Cách sử dụng thuốc Histamed

  • Thuốc Histamed được bào chế dưới dạng dung dịch dùng đường uống, 1 hộp chai 30ml. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ hướng dẫn sử dụng.
  • Để tránh bỏ quên liều, người bệnh nên uống thuốc Histamed vào một thời điểm cố định trong ngày. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều Histamed mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào mới xảy ra trong hoặc sau khi dùng thuốc Histamed thì người bệnh cần phải báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

3.2. Liều sử dụng thuốc Histamed

Người lớn: Liều dùng: Uống 10ml (10 mg) x 1 lần/ ngày hoặc uống 5ml x 2 lần/ ngày.

Trẻ em

  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Uống 10ml (10 mg) x 1 lần/ ngày hoặc uống 5ml x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em 2 - 5 tuổi: Uống 5ml x 1 lần/ ngày hoặc 2,5ml x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ 6 tháng - 2 tuổi: Uống 2,5 mg/ lần/ ngày. Tối đa có thể dùng liều 2,5ml x 2 lần/ ngày ở trẻ trên 12 tháng.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không sử dụng Histamed.

Đối tượng khác

  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều thuốc Histamed.
  • Suy gan: Liều Histamed cần giảm một nửa.
  • Suy thận: Điều chỉnh liều theo Độ thanh thải Creatinin (ClCr) như bảng dưới đây:
Chức năng thận Clcr (ml/phút) Liều dùng
Bình thường ≥ 80 10 mg x 1 lần/ngày
Suy thận nhẹ 50 - 79 10 mg x 1 lần/ngày
Suy thận vừa 30 - 49 5 mg x 1 lần/ngày
Suy thận nặng < 30 5 mg cách 2 ngày 1 lần
Suy thận giai đoạn cuối
hoặc phải thẩm tách
< 10 Chống chỉ định

4. Chống chỉ định của Histamed

Không sử dụng Histamed ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay quá mẫn cảm với Cetirizine hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc Histamed, người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với nhóm thuốc kháng histamin H1.

5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Histamed

Tác dụng không mong muốn thường gặp của Histamed như sau:

  • Hệ thần kinh: Ngủ gà, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.
  • Hệ tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn.
  • Hệ hô hấp: Viêm họng.

Tác dụng không mong muốn ít gặp của Histamed như sau:

  • Hệ tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn.
  • Hệ tiết niệu: Bí tiểu.
  • Trên da và toàn thân: đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của Histamed như sau:

  • Máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng.
  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
  • Gan và thận: viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.
  • Hệ thần kinh: Rối loạn trương lực, run cơ, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, chứng hay quên, suy giảm trí nhớ, kích động, phù mạch thần kinh, phát tác do thuốc cố định.
  • Trên da: Mụn mủ ngoại ban tổng quát cấp tính.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Histamed

Khi sử dụng thuốc Histamed, người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Cần phải điều chỉnh liều Histamed ở người bệnh suy thận vừa hoặc nặng và người đang thẩm phân hoặc chạy thận nhân tạo.
  • Lựa chọn liều lượng Histamed một cách thận trọng vì sự suy giảm chức năng thận do tuổi tác; cần điều chỉnh liều thuốc và theo dõi định kỳ chức năng thận, tính hệ số thanh thải Creatinin khi sử dụng thuốc Histamed ở đối tượng ≥ 65 tuổi.
  • Cần điều chỉnh liều Histamed ở người bệnh suy gan.
  • Thận trọng ở những bệnh nhân đang có các yếu tố nguy cơ gây bí tiểu như người bệnh có tổn thương tủy sống, tăng sản tuyến tiền liệt, vì Histamed có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu cho người bệnh.
  • Thận trọng khi sử dụng Histamed ở bệnh nhân động kinh và bệnh nhân có nguy cơ co giật.
  • Ngứa và/hoặc mày đay có thể xảy ra khi người bệnh ngừng sử dụng Histamed, ngay cả khi các triệu chứng đó không xuất hiện trước khi bắt đầu điều trị. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể dữ dội và có thể phải tái điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ hết khi bắt đầu lại quá trình điều trị.
  • Histamed khi kết hợp với Pseudoephedrine hydrochloride: Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em < 12 tuổi; khuyến cáo không sử dụng cho nhóm tuổi này.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai: Tuy trên mô hình thực nghiệm, Histamed không gây quái thai ở động vật, nhưng chưa có những nghiên cứu đầy đủ trên người đang mang thai, cho nên không nên dùng thuốc Histamed cho phụ nữ đang có thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Histamed bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy để tránh tác dụng không mong muốn của thuốc, bà mẹ khi dùng thuốc Histamed không nên cho con bú.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Ở một số người bệnh sử dụng Histamed có hiện tượng ngủ gà, buồn ngủ, đặc biệt khi sử dụng quá liều, do đó nên thận trọng khi lái xe, hoặc vận hành máy và người lao động cần sự tỉnh táo vì dễ gây nguy hiểm.

7. Tương tác của thuốc Histamed

Khi sử dụng thuốc Histamed, người bệnh cần lưu ý để tránh những tương tác thuốc dưới đây:

  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần, vì tăng tác dụng an thần, có thể dẫn tới hôn mê ở người bệnh.
  • Theophylin vì độ thanh thải của Histamed giảm nhẹ khi uống cùng 400mg theophylin.
  • Không dùng chế phẩm kết hợp giữa Histamed và Pseudoephedrin hydroclorid ở người bệnh đang dùng hoặc ngừng thuốc IMAO.
  • Ở những bệnh nhân nhạy cảm, việc sử dụng đồng thời rượu có thể gây giảm sự tỉnh táo và suy giảm khả năng hoạt động của người bệnh, mặc dù Histamed không làm tăng tác dụng của rượu.
  • Tránh dùng Histamed với cồn etylic (rượu) vì sẽ làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).
  • Histamed có thể làm giảm hiệu quả của Benzyl Penicilloyl polylysine như một tác nhân chẩn đoán.
  • Hiệu quả điều trị của Betahistine, Hyaluronidase có thể giảm khi dùng kết hợp với Histamed
  • Amphetamine, Lisdexamfetamine, Phentermine, Benzphetamine, Diethylpropion, Mephentermine, MMDA có thể làm giảm các hoạt động an thần và kích thích của Histamed

Trên đây là những thông tin về thuốc Histamed. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Histamed để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan