Công dụng thuốc Imoboston

Thuốc Imoboston thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là hoạt chất Loperamid hydroclorid hàm lượng 2mg. Thuốc được điều trị trong trường hợp tiêu chảy cấp, mãn tính và bù điện giải. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách sử dụng Imoboston hiệu quả nhất.

1. Thuốc Imoboston có tác dụng gì?

Thuốc Imoboston được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu, tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột.
  • Bù điện giải cho cơ thể là biện pháp không thể thay thế được.
  • Làm giảm khối lượng chất thải (phân) cho những người bệnh có thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.
  • Điều trị các triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người > 18 tuổi.
  • Điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em > 12 tuổi.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Imoboston

Cách dùng:

  • Thuốc Imoboston được điều chế dưới dạng viên nang chỉ định dùng cho đường uống.

Liều dùng:

Phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh ở mỗi người sẽ có liều dùng thích hợp nhất.

Người lớn và trẻ em> 12 tuổi:

  • Tiêu chảy cấp: Liều dùng đầu 4mg Loperamid, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2mg, tối đa 5 ngày. Liều thông thường: 6 - 8mg Loperamid /ngày.
  • Liều tối đa: 16mg Loperamid /ngày.
  • Tiêu chảy mạn: Uống 4mg Loperamid, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2mg Loperamid cho tới khi cầm tiêu chảy. Liều duy trì: Uống 4 - 8mg Loperamid /ngày chia thành liều nhỏ (2 lần).
  • Liều tối đa: 16mg Loperamid/ngày.

Trẻ em:

Loperamid không được khuyên dùng dùng cho trẻ em 1 cách thường quy như điều trị tiêu chảy cấp.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng Imoboston.
  • Trẻ từ 6 - 8 tuổi : Uống 2mg Loperamid, 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 8 - 12 tuổi: Uống 2mg Loperamid, 3 lần mỗi ngày.

Liều duy trì: Uống 1mg Loperamid/10kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ngoài.

Tiêu chảy mạn: Liều dùng Loperamid chưa được xác định.

Lưu ý: Liều dùng trên đây không thể thay thế liều dùng trên tờ hướng dẫn dùng thuốc và chỉ định từ bác sĩ. Liều dùng cụ thể sẽ phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng của bệnh, hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để có liều dùng phù hợp nhất.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Imoboston

Thuốc Imoboston không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi và người cao tuổi (> 65 tuổi).
  • Người bệnh bị viêm loét đại tràng cấp tính hoặc mắc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng.
  • Người bệnh mắc lỵ cấp, với đặc điểm có máu trong phân và sốt cao.
  • Người bệnh bị viêm ruột do vi trùng xâm lấn.
  • Ức chế nhu động ruột.
  • Khi có tổn thương gan hoặc suy gan nặng.
  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần Loperamid.
  • Căng chướng bụng.
  • Tiêu chảy cấp nhiễm trùng do các vi khuẩn E.coli, Salmonella, Shigella có khả năng xâm nhập sâu vào niêm mạc ruột.

4. Tương tác thuốc Imoboston

Dưới đây là các loại thuốc khi kết hợp dùng chung với thuốc Imoboston có thể xảy ra tương tác thuốc:

  • Thuốc Cotrimoxazol có thể làm tăng tính khả dụng sinh học của Loperamid.
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Các Phenothiazin.
  • Thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần liệt kê tất cả những dòng thuốc đang sử dụng để bác sĩ có phương hướng dùng thuốc phù hợp, tránh các tương tác không mong muốn xảy ra.

5. Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Imoboston

Khi sử dụng Imoboston, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, các phản ứng thường gặp ở đường tiêu hóa và không quá nghiêm trọng như:

  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Đau vùng thượng vị
  • Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi
  • Nổi mẩn da, mề đay

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Imoboston.

6. Chú ý đề phòng khi dùng Imoboston điều trị

Trước khi sử dụng thuốc Imoboston, người bệnh cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tham khảo thông tin bên dưới.

  • Không dùng Loperamid cho trẻ < 12 tuổi.
  • Ở người bệnh bị tiêu chảy kèm theo mất nước điện giải cần dùng liệu pháp bù nước, điện giải là quan trọng nhất.
  • Bệnh nhân bị AIDS cần ngưng thuốc khi có xuất hiện những triệu chứng căng chướng bụng.
  • Thận trọng với người bệnh bị viêm loét đại tràng.
  • Khi dùng Loperamid cần được theo dõi chặt chẽ nhu động ruột, lượng phân và nhiệt độ cơ thể.
  • Theo dõi trướng bụng.
  • Thận trọng với những bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu gây độc tính trên hệ thần kinh trung ương vì chuyển hóa giai đoạn 1.
  • Ngưng thuốc nếu không thấy tình trạng tiêu chảy cấp cải thiện trong vòng 48 giờ.
  • Khi dùng Loperamid có thể xảy ra các tác dụng phụ mệt mỏi, buồn ngủ, hoa mắt nên cần thận trọng sử dụng khi lái xe và vận hành máy móc.
  • Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vì chưa có báo cáo chính xác về độ an toàn và hiệu quả dùng thuốc Imoboston.
  • Đã có dữ liệu chứng minh Loperamid tiết ra sữa mẹ, tuy nhiên rất ít. Trường hợp này có thể dùng Loperamid cho bà mẹ đang nuôi con bú nhưng với liều dùng thấp nhất có thể.

Hy vọng những thông tin hữu ích được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được cho người bệnh về dòng thuốc Imoboston. Người bệnh hãy luôn tuân thủ theo chỉ dẫn từ các chuyên viên y tế về cách dùng thuốc đúng cách để có hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan