Công dụng thuốc Lartim

Thuốc Lartim có thành phần chính là Rosuvastatin calcium (hàm lượng 20mg) có tác dụng điều trị tăng mỡ máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp, hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi các liệu pháp giảm lipid không dùng thuốc không hiệu quả.

1. Thuốc Lartim có tác dụng gì?

Thuốc Lartim có thành phần chính là Rosuvastatin giúp ức chế chọn lọc và cạnh tranh trên men HMG-CoA, một loại men xúc tác chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A thành Mevalonate, tiền chất của cholesterol.

Do đó, thuốc Lartim thường được chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát (loại IIa bao gồm tăng cholesterol máu di truyền gia đình kiểu dị hợp tử);
  • Điều trị tăng mỡ máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại IIb);
  • Là liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi người bệnh không đáp ứng đầy đủ chế độ ăn kiêng và các liệu pháp giảm lipid không dùng thuốc khác (tập thể dục, giảm cân, ly trích LDL máu...);

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Lartim

Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Lartim, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn kiêng giảm cholesterol và tiếp tục duy trì chế độ này trong suốt thời gian điều trị.

Liều dùng: Theo khuyến cáo, liều khởi đầu Rosuvastatin khuyến nghị là 10mg/1 lần/ ngày. Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát mỡ máu ngay ở liều khởi đầu này.

Nếu cần có thể tăng liều lên 20mg sau 1 tháng điều trị. Việc tăng liều dùng lên 40mg chỉ nên dùng cho các bệnh nhân tăng cholesterol máu nặng và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao (đặc biệt là các bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình) mà không cải thiện triệu chứng khi điều trị ở liều 20mg. Các bệnh nhân này cũng cần được theo dõi thường xuyên.

Cách dùng: Thuốc Lartim có thể dùng bất cứ lúc nào trong ngày, trong hoặc ngoài bữa ăn.

3. Tác dụng phụ của thuốc Lartim

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Lartim, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Táo bón;
  • Chóng mặt;
  • Ợ nóng;
  • Trầm cảm, khó ngủ;
  • Đau khớp, đau cơ;
  • Ho;
  • Hay quên, nhầm lẫn.

Một số tác dụng phụ có thể trầm trọng hơn bao gồm:

  • Yếu ớt, mệt mỏi quá mức;
  • Sốt, các triệu chứng giống cúm (đau họng, ớn lạnh, ăn mất ngon...);
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Khó thở, khó nuốt, khàn tiếng;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Đau ở vùng trên bên phải của bụng;
  • Chảy máu bất thường, bầm tím;
  • Sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi mắt, tay chân...;
  • Tê ngứa ran ở ngón tay.

Ngoài ra thuốc Lartim cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Lartim

Chống chỉ định dùng thuốc Lartim cho các đối tượng sau:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc (đặc biệt là Rosuvastatin);
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan hoạt tính, tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân, tăng transaminase gấp 3 lần giới hạn thông thường (ULN);
  • Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải Cr<30ml/phút);
  • Bệnh nhân có bệnh lý về cơ;
  • Bệnh nhân đang dùng Cyclosporin;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, đại phẫu, chấn thương, rối loạn nội tiết, rối loạn điện giải;
  • Bệnh nhân chuyển hóa nặng: co giật mất kiểm soát.

Đồng thời nên thận trọng khi dùng thuốc Lartim cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi);
  • Bệnh nhân nhược giáp;
  • Bệnh nhân suy thận;
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh di truyền về cơ - xương;
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu;
  • Nên đo nồng độ Creatine Kinase (CK) trước khi dùng thuốc có chứa Rosuvastatin. Không dùng Rosuvastatin nếu nồng độ CK cao (CK > 5 x ULN) hoặc có triệu chứng về cơ trầm trọng;
  • Cân nhắc điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân người châu Á.

5. Tương tác của thuốc Lartim

Nếu dùng đồng thời thuốc Lartim với một số loại thuốc/ thực phẩm chức năng có thể nảy sinh phản ứng tương tác, ví dụ như:

  • Dùng đồng thời Cyclosporin với các thuốc chứa hoạt chất Rosuvastatin làm tăng tác dụng phụ của Rosuvastatin;
  • Thành phần Rosuvastatin trong thuốc Lartim có thể vô tình làm tăng tác động của thuốc làm chống đông máu Warfarin, làm tăng nguy cơ chảy máu;
  • Thuốc kháng axit làm giảm hấp thu Rosuvastatin, do vậy chỉ nên dùng sau 2 giờ dùng Rosuvastatin.
  • Sử dụng đồng thời Rosuvastatin với Gemfibrozil (Lopid), Axit Nicotinic hoặc các loại thuốc khác có thể làm tổn thương gan hoặc cơ, làm tăng tỷ lệ mắc các chấn thương cơ bắp.

Bài viết cung cấp thông tin Lartim là thuốc gì, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Dùng thuốc Lartim an toàn phải có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có đơn kê của người có chuyên môn.

19 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Alvostat
    Công dụng thuốc Alvostat

    Thuốc Alvostat là một thuốc hạ mỡ máu nhóm statin. Được dùng để giảm một số chỉ số mỡ trong máu khi áp dụng các biện pháp ăn uống hay tập thể dục không đạt hiệu quả như mong muốn.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • storvas
    Công dụng thuốc Storvas

    Thuốc Storvas chứa hoạt chất Atorvastatin được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng triglyceride máu... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Storvas qua ...

    Đọc thêm
  • Rosu 5 Tablet
    Công dụng thuốc Rosu 5 Tablet

    Thuốc Rosu 5 Tablet được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol máu với thành phần chính là Rosuvastatin hàm lượng 5mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Auritz
    Công dụng thuốc Auritz

    Thuốc Auritz có thành phần hoạt chất chính là Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci hàm lượng 10,4mg. Thuốc Rosuvastatin calci 10,4mg thuộc nhóm thuốc tim mạch. Thuốc Rosuvastatin calci 10,4mg có tác dụng điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát ...

    Đọc thêm
  • Heavarotin 10
    Công dụng thuốc Heavarotin 10

    Thuốc Heavarotin 10 với thành phần chính là Rosuvastatin và được sử dụng trong điều trị Cholesterol tăng cao trong máu, rối loạn lipid máu hỗn hợp. Việc tìm hiểu về thông tin, thành phần sẽ giúp người bệnh sử ...

    Đọc thêm