Công dụng thuốc Levodropropizine

Thuốc Levodropropizine là loại thuốc được bào chế từ biệt dược Levodropropizine, dùng để điều trị ho. Nắm được tác dụng, liều dùng, cách sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

1. Công dụng thuốc Levodropropizine

Levodropropizine thuộc nhóm thuốc chống ho. Loại thuốc này có công dụng điều trị, kiểm soát, cải thiện và phòng ngừa ho ở trẻ em và người lớn. Thuốc cũng được dùng để điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính. Thuốc có thể được bào chế ở dạng viên nén hoặc siro với tác dụng tương đương nhau.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Levodropropizine

2.1. Cách dùng

Với dạng siro, bệnh nhân nên dùng khi bụng đói và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

2.2. Liều dùng

  • Người lớn: Sử dụng 60mg/lần, dùng 1 – 3 lần/ngày, uống không quá 7 ngày;
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 60mg/lần, dùng 1 – 3 lần/ngày, uống không quá 7 ngày;
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Dùng liều 1mg/kg/lần, dùng 1 – 3 lần/ngày, uống không quá 7 ngày.

Trên đây là liều dùng thông thường cho bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng với liều dùng khác theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay hoặc đi đến trung tâm y tế gần nhất.

Nếu quên 1 liều thuốc, người bệnh nên dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần tới thời điểm dùng liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng kế hoạch.

Levodropropizine
Levodropropizine dạng siro cần được dùng đúng liều lượng

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Levodropropizine

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Levodropropizine gồm:

  • Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, ợ chua, tiêu chảy, khó tiêu;
  • Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi, ngủ gà, suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, hôn mê;
  • Hệ tuần hoàn: Tim đập nhanh;
  • Da: Dị ứng da (ít gặp).

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Levodropropizine

Trước khi dùng thuốc Levodropropizine, người bệnh cần chú ý:

  • Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với Levodropropizine, bị tiết nhiều chất nhầy, hạn chế chức năng lông mao quản, đa tiết phế quản, suy gan nặng, suy tim nặng, tiền sử suy thận nặng;
  • Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đầy đủ nghiên cứu để xác định rủi ro khi sử dụng thuốc này. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro;
  • Với trẻ em dưới 2 tuổi: Cần được bác sĩ cho phép trước khi dùng thuốc Levodropropizine;
  • Với người làm công việc cần sự tập trung, cần thận trọng vì thuốc Levodropropizine có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

5. Tương tác thuốc Levodropropizine

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc gia tăng các tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng của thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Levodropropizine là: Thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc an thần chống histamin. Thuốc Levodropropizine sẽ làm tăng tác dụng của thuốc an thần, giảm đau.

Thuốc Levodropropizine là một loại thuốc giảm ho, có tác dụng ngoại vi trong ho khan. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên làm theo mọi chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc để nhanh khỏi bệnh, giảm nguy cơ biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan