Công dụng thuốc Meclopstad

Meclopstad thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định điều trị trong giảm các chứng buồn nôn và nôn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Meclopstad theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Thuốc Meclopstad là thuốc gì?

Thuốc Meclopstad chứa thành phần Metoclopramid hàm lượng 10mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, hộp gồm 3 vỉ, 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Cơ chế tác dụng của thuốc Meclopstad:

  • Hoạt chất Metoclopramide là chất phong bế thụ thể dotamin, đối kháng với tác dụng trung ương và ngoại vi, làm các thụ thể ở đường tiêu hóa nhạy cảm với acetylcholin.
  • Thuốc Meclopstad làm tăng nhu động ruột của hang vị, tá tràng, hỗng tràng. Thuốc còn có tác dụng làm giảm độ giãn phần trên dạ dày và tăng độ co bóp của hang vị.
  • Việc phối hợp 2 tác dụng trên làm rỗng nhanh dạ dày và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản.
  • Tác dụng chống nôn của thuốc là do tác dụng kháng dopamin trực tiếp lên vùng phát động hóa thụ thể và trung tâm nôn cũng như tác dụng đối kháng lên thụ thể Serotonin.

2. Thuốc Meclopstad có công dụng gì?

Thuốc Meclopstad được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:

Mặt khác, thuốc Meclopstad chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với hoạt chất Metoclopramid và các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.
  • Trong trường hợp bệnh nhân mà sự kích thích vận động dạ dày - ruột có khả năng gây nguy hiểm như xuất huyết dạ dày - ruột, tắc ruột cơ năng hay thủng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động muộn do thuốc an thần kinh hay do hoạt chất Metoclopramide.
  • Bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị u tế bào ưa crôm (nguy cơ gây cơn kịch phát cao huyết áp).
  • Bệnh nhân đã bị viêm hoặc chảy máu trực tràng trước đây.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Meclopstad

Thuốc Meclopstad bào chế ở dạng viên nén, dùng bằng đường uống.

Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Meclopstad:

  • Người lớn: Dùng với liều 1/2 - 1 viên/ lần, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần cách khoảng ít nhất 6 giờ.
  • Trẻ em với cân nặng trên 20kg, dùng với liều 4mg/kg/ ngày, chia làm 4 lần uống mỗi ngày.
  • Đối với người bệnh suy thận nặng: Giảm liều dùng hàng ngày dựa vào độ thanh thải creatinin theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chú ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bác sĩ điều trị sẽ căn cứ vào tình trạng của mỗi người bệnh để chỉ định liều dùng thích hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4. Tác dụng phụ của thuốc Meclopstad

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Meclopstad đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp.

Thuốc Meclopstad nói chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua, thường sẽ hết khi ngưng điều trị. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Meclopstad như sau:

  • Các triệu chứng ngoại tháp như ngủ gật, mệt mỏi, chóng mặt, hiếm khi nhức đầu, tiêu chảy, hạ huyết áp, chảy mồ hôi vừa.
  • Trong trường hợp điều trị kéo dài với thuốc Meclopstad, có nguy cơ xảy ra rối loạn vận động cho người bệnh.
  • Làm tăng prolactin máu, vô kinh, tăng tiết sữa, vú to ở nam giới.
  • Một số trường hợp gây methemoglobin huyết ở trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp bệnh nhân có xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên hay các dấu hiệu bất thường nghi ngờ do thuốc, hãy cho bác sĩ điều trị biết để được tư vấn đầy đủ.

5. Tương tác thuốc Meclopstad

Cần liệt kê các loại đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,... với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc phù hợp.

Một số tương tác giữa các thuốc khi dùng phối hợp với Meclopstad như sau:

  • Levodopa: Do có đối kháng tương tranh giữa Levodopa và thuốc an thần nên có khả năng làm tăng các tác dụng phụ của thuốc Meclopstad.
  • Các chất kích thích như rượu, bia: Làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
  • Thuốc cao huyết áp: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và gây hạ huyết áp tư thế.
  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc Barbiturat, thuốc an thần giải lo âu, Clonidine, thuốc ngủ: Có nguy cơ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây hậu quả xấu, nhất là khi phải lái xe hay điều khiển máy móc.

6. Các lưu ý khi dùng thuốc Meclopstad

Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Meclopstad như sau:

  • Các tác dụng không mong muốn trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên.
  • Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, người bệnh vẫn giữ khoảng cách giữa các liều dùng thuốc trước khi dùng trở lại.
  • Phòng ngừa nguy cơ mất nước cho người bệnh khi bị nôn nhiều. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch “đường - muối” và người bệnh nên uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
  • Không nên dùng thuốc Meclopstad cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Meclopstad cho người suy gan và suy thận, nên giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân.
  • Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng ngủ gật trong quá trình dùng thuốc.
  • Chỉ sử dụng thuốc Magnesi cho phụ nữ có thai trừ khi thực sự cần thiết và có chỉ định đặc biệt của bác sĩ điều trị.
  • Vẫn có thể cho con bú nếu chỉ dùng thuốc có tính tạm thời (như để chống nôn sau phẫu thuật Cesar) với điều kiện là trẻ phải sinh đủ tháng và có sức khỏe tốt. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng hay dùng thuốc liều cao và kéo dài thì không nên cho con bú.

7. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Meclopstad?

  • Khi quên 1 liều dùng thuốc, người bệnh nên uống ngay khi nhớ ra, thuốc cũng có thể uống cách 1 – 2 giờ so với giờ uống thuốc thông thường. Tuy nhiên, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên nếu đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo và không được uống gấp đôi liều khi người bệnh quên dùng thuốc.
  • Khi quá liều thuốc Meclopstad, không gây tử vong cho bệnh nhân. Thường gặp các triệu chứng về rối loạn nhận thức trung bình và hội chứng ngoại tháp như hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, mạch nhanh. Người bệnh nên ngừng ngay thuốc và báo cho bác sĩ biết. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất khi tình trạng ngày càng nặng hơn.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Meclopstad. Meclopstad là thuốc kê đơn, được dùng dưới chỉ định của bác sĩ. Bạn chỉ dùng thuốc này khi đã được xác định bệnh và có đơn kê của bác sĩ có chuyên môn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

319 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan