Công dụng thuốc Narcutin

Với thành phần chính là Gabapentin, thuốc Narcutin được dùng như một thuốc phụ trợ phối hợp với các thuốc chống động kinh khác điều trị các cơn động kinh cục bộ có hoặc không có các cơn co giật ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

1. Thuốc Narcutin công dụng là gì?

Thuốc Narcutin có thành phần chính là Gabapentin 300mg. Thuốc được chỉ định như phương thức điều trị hỗ trợ các cơn động kinh cục bộ có hoặc không có các cơn co giật toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Thuốc Narcutin 300 là thuốc thần kinh được chỉ định dùng cho các trường hợp:

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Narcutin

Thuốc Narcutin được dùng theo đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng bữa ăn. Nên nuốt nguyên viên thuốc với 1 ly nước đun sôi để nguội.

Liều dùng thuốc Narcutin nên được chỉ định và hướng dẫn chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa, thường là từ 900 - 3600mg/ ngày (chia 3 lần uống) đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Dưới đây là gợi ý liều dùng cụ thể đối với từng đối tượng:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Ngày đầu uống 300mg/ 1 lần. Ngày thứ 2: Uống 300mg/ lần x 2 lần. Ngày thứ 3: Uống 300mg/ lần x 3 lần;
  • Sau đó cân nhắc đáp ứng của người bệnh, có thể tăng thêm dần 300mg/ ngày cho đến khi đạt liều điều trị hiệu quả (thường là 900 - 1800mg/ ngày, chia 3 lần uống). Lưu ý không uống quá 2400mg/ ngày;
  • Người dùng nên chia đều tổng liều hàng ngày cho mỗi lần dùng thuốc và khoảng cách mỗi lần dùng thuốc không quá 12 giờ. Khi dùng liều cao có thể chia đến 4 lần uống/ ngày;
  • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận và đang thẩm phân máu: Cần hiệu chỉnh liều thích hợp theo độ thanh thải creatinin, được khuyến cáo như sau:
Độ thanh thải Creatinin

  • Đối với trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Ngày đầu uống 10mg/ kg/ ngày, chia 3 lần. Ngày thứ 2: Uống 20mg/ kg/ ngày, chia 3 lần. Ngày thứ 3: Uống 25 - 35mg/ kg/ ngày, chia 3 lần. Liều duy trì là 900mg/ ngày với trẻ nặng từ 26 - 36kg và 1200mg/ ngày với trẻ nặng từ 37 - 50kg, tổng liều/ ngày được chia uống làm 3 lần.

Lưu ý:

  • Hiện độ an toàn và hiệu quả của Gabapentin với bệnh nhân dưới 12 tuổi chưa được thiết lập. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc cho mọi trẻ em nói chung;
  • Hiện Gabapentin được coi là không hiệu quả trong điều trị động kinh vắng ý thức.
  • Liều dùng cho người cao tuổi có thể điều chỉnh (giảm liều) do chức năng thận kém.

3. Tác dụng phụ của thuốc Narcutin

Bên cạnh công dụng điều trị động kinh hiệu quả, thuốc Narcutin còn có thể đi kèm một số tác dụng phụ như:

  • Dị ứng, ngứa ngáy, phát ban da;
  • Đau bụng, buồn nôn;
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa;
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu;
  • Lo lắng, bồn chồn, kích động;
  • Lắc đầu không kiểm soát được một phần cơ thể;
  • Nhìn mờ, song thị;
  • Đau lưng, đau khớp.

Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào bất thường hoặc có xu hướng trầm trọng hơn trong quá trình dùng thuốc Narcutin, người dùng nên liên hệ bác sĩ để được chỉ dẫn và hỗ trợ y tế (nếu cần).

4. Lưu ý khi dùng thuốc Narcutin

Chống chỉ định dùng thuốc Narcutin cho các đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Gabapentin);
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi;
  • Bệnh nhân suy thận nặng.

Thận trọng khi dùng thuốc Narcutin cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, đang thẩm phân máu;
  • Người cao tuổi;
  • Người từng có tiền sử rối loạn tâm thần;
  • Người cần tập trung, vận hành tàu xe hoặc máy móc, thiết bị.

5. Tương tác của thuốc Narcutin

Trong quá trình sử dụng, thuốc Narcutin có thể tương tác với một số thuốc, sản phẩm như sau:

  • Thuốc Cimetidin có thể làm giảm nhẹ sự bài tiết của Gabapentin qua thận nhưng sự giảm này không có ý nghĩa lâm sàng;
  • Thuốc kháng axit có thể làm giảm sinh khả dụng của Gabapentin khoảng 20% do ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc. Do vậy nên dùng thuốc Narcutin sau thuốc kháng axit ít nhất 2 giờ;
  • Thuốc Narcutin có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

391 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan