Công dụng thuốc Platosin

Platosin là thuốc thuộc nhóm thuốc chống ung thư, tác động vào hệ thần kinh, hệ miễn dịch, chứa thành phần chính là Cisplatin, hàm lượng 1mg/ml, bào chế dạng dung dịch tiêm, sản xuất ở Hà Lan. Thuốc được dùng trong bệnh lý ung thư. Vậy thuốc Platosin là thuốc gì, hiệu quả trong điều trị ra sao? Mời bạn đọc tham khảo thông tin bài viết công dụng thuốc Platosin sau đây.

1. Platosin là thuốc gì?

Thuốc Platosin bào chế dạng dung dịch tiêm 1mg/1ml, thành phần dược chất chính là Cisplatin hiệu quả điều trị bệnh ung thư của thuốc là nhờ dược lý của thành phần chính.

  • Cisplatin là thuốc tác dụng dược lực trị ung thư. Thuốc là một hợp chất platinum, dạng đồng phân cis mới sinh hoạt tính. Cisplatin tạo ra liên kết chéo bên trong, ở giữa hai chuỗi DNA, làm thay đổi cấu trúc, ức chế sự tổng hợp DNA. Ngoài ra, thuốc còn ức chế sự tổng hợp ARN, protein. Hiệu quả này không có tính đặc hiệu ở giai đoạn trong chu kỳ tế bào.
  • Cisplatin phân bố tập trung vào gan, ở ruột non và có trong tinh hoàn. Thuốc vào dịch não tuỷ ít do không đi qua hàng rào máu não. Nồng độ của thuốc trong dịch não tủy thấp, lượng thuốc được tìm thấy ở bướu não cao. Nghiên cứu trên động vật thấy thuốc vào tử cung và buồng trứng.
  • Sau khi tiêm truyền đường tĩnh mạch, thuốc được phân hủy qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu xảy ra nhanh, thời gian bán hủy từ 25 phút đến 49 phút. Giai đoạn sau thải trừ kéo dài hơn với thời gian bán hủy từ 2 ngày đến 4 ngày. Trung bình khoảng 90% thuốc được gắn vào protein huyết tương, nhưng có thể hơn nữa. Thuốc Platosin được bài tiết chủ yếu ra nước tiểu qua bộ lọc từ thận. Khoảng 15-25% thuốc được thải trừ nhanh dưới dạng thuốc còn nguyên vẹn trong 2 giờ - 4 giờ đầu và khoảng 20-75% đào thải trong 24 giờ đầu. Phần thuốc còn lại được giữ trong mô cơ quan hoặc gắn vào protein có trong huyết tương.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Platosin

2.1. Chỉ định

Thuốc Platosin có hiệu quả trong các bệnh lý ung thư sau:

2.2. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Platosin trong các chống chỉ định sau:

  • Người bệnh dị ứng với cisplatin, các tá dược có trong thành phần thuốc Platosin.
  • Người bệnh bị suy thận nặng, người bị suy tủy xương.
  • Người mang thai, phụ nữ cho con bú không dùng thuốc Platosin.
  • Người bệnh đang mắc các bệnh thủy đậu, bệnh Zona, gout, có sỏi urat, người đang mắc bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý thần kinh ngoại biên.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Platosin

Thuốc Platosin được dùng để truyền tĩnh mạch, phải hoàn tất trong vòng 24 giờ, và cần bỏ phần thuốc còn lại khi không dùng hết.

Liều dùng dung dịch thuốc mỗi lần theo công thức 50 - 120 mg/m2 da cơ thể cho mỗi 4 tuần. Hoặc dùng liều mỗi ngày 15 - 20 mg/m2 da cơ thể trong 5 ngày liên tiếp. Sử dụng liều trên nhắc lại sau 3 tuần - 4 tuần.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Có thể pha thuốc vào 1 lít dung dịch NaCl 0,9%.
  • Nên truyền đủ nước cho người bệnh trước, trong 24 giờ sau khi truyền thuốc để bảo đảm lượng nước tiểu và hạn chế tối đa tác dụng gây độc cho thận.
  • Truyền nước trước khi dùng thuốc: có thể truyền tĩnh mạch 2 lít dung dịch glucose 5% trong 1/2 hay 1⁄3 dung dịch NaCl 0,9%, truyền trong 2 giờ đến 4 giờ.
  • Truyền nước sau khi điều trị thuốc: việc duy trì đủ nước, nước tiểu trong 24 giờ sau khi truyền thuốc rất quan trọng.

4. Những tác dụng không mong muốn của thuốc Platosin

Trong quá trình sử dụng thuốc Platosin, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Suy thận, xét nghiệm thấy tiểu máu vi thể, tăng urê máu, ure niệu, tăng acid uric.
  • Ðộc tính trên tủy xương có thể gặp với giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, và sau đó là thiếu máu, nhưng sẽ mất đi nếu ngưng sử dụng thuốc.
  • Rối loạn tiêu hoá: nôn nhiều, buồn nôn, chán ăn, thay đổi vị giác, viêm ruột non.
  • Ù tai, thính lực giảm.
  • Dấu hiệu dị ứng, các phản ứng phản vệ, là phù mặt, tim đập nhanh, thở khò khè, nổi ban, hạ huyết áp, loạn cảm.
  • Suy gan, độc tính võng mạc như nhìn mờ, cảm giác về màu sắc bị thay đổi, rối loạn thị giác, viêm thần kinh thị giác, nhiễm độc tim, rối loạn điện giải.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: dị cảm, mất phản xạ, mất cảm thụ bản thân, cảm giác chấn động...

5. Những lưu ý trong khi dùng thuốc Platosin

Thuốc được dùng theo chỉ định từ bác sĩ khoa ung thư, người bệnh cần tuân thủ điều trị và lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh đang điều trị bệnh cần thông báo các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ, bao gồm các thuốc được kê đơn hay không kê đơn, các thực phẩm chức năng. Do thuốc Platosin có tương tác với các thuốc sau: Cephalosporin, thuốc gây ức chế tủy, thuốc xạ trị. thuốc điều trị bệnh gout, nhóm thuốc aminoglycoside...
  • Thuốc được giữ lại nhiều trong thận do đó thận dễ bị nhiễm độc là do tích tụ thuốc. Người bệnh cần được truyền đủ dung dịch truyền khác trước, trong khi dùng thuốc, đảm bảo đủ nước tiểu, tránh ứ đọng thuốc.
  • Thuốc gây độc chức năng gan: Nghiên cứu cho thấy nồng độ thuốc cao trong gan. Chỉ số AST và phosphatase kiềm cao. Nên cẩn thận khi dùng thuốc Platosin ở những người bệnh có rối loạn chức năng gan từ trước.
  • Nên làm thính đồ căn bản và theo dõi người bệnh định kỳ nhằm phát hiện những tổn thương về mặt thính giác cho người bệnh.
  • Nếu da và niêm mạc bất ngờ dính thuốc Platosin, cần phải rửa ngay tức thì với nước sạch và xà phòng thật kỹ.
  • Người cần an toàn lái tàu xe, vận hành máy móc nên dùng thận trọng khi sử dụng thuốc Platosin.

Trên đây là thông tin về công dụng thuốc Platosin. Thuốc được kê đơn cho người bệnh ung thư, người bệnh không nên tự ý sử dụng. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn liều dùng, những lưu ý cần thiết để tránh các tác dung không mong muốn khi dùng thuốc Platosin. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc thuốc điều trị ung thư Platosin, hãy liên lạc bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan