Công dụng thuốc Rabofar 20

Thuốc Rabofar 20 mg được sử dụng điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Thuốc có thành phần chính là Rabeprazole. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Rabofar 20 qua bài viết sau đây.

1. Thuốc Rabofar là thuốc gì?

Thuốc Rabofar thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Trong mỗi viên thuốc Rabofar với thành phần chính là Rabeprazol sodium hàm lượng 20mg và các tá dược khác như: Mannitol, Magnesium oxid heavy, L- Hydroxypropylcellulose, Methacrylic acid, Hydroxypropylcellulose, Magnesium stearat, Ethylcellulose, Ferric oxid yellow, Copolymer type C 30%,Titanium dioxid, Talc, Triethyl citrat.

Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Kwality Pharmaceutical PVT. Ltd. - ẤN ĐỘ.

2. Chỉ định dùng thuốc Rabofar

Thuốc Rabofar được sử dụng trong các trường hợp sau:

Thuốc Rabofar không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn cảm với thành phần Rabeprazole sodium hoặc dẫn chất benzimidazoles hay bất cứ thành phần tác dược nào có trong thuốc.
  • Không nên dùng thuốc Rabofar cho đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Rabofar

Thuốc Rabofar được bào chế dưới dạng viên nén và được sử dụng theo đường uống. Người bệnh nên uống nguyên viên thuốc không nên nhai, nghiền hoặc bẻ nát viên thuốc, có thể uống thuốc lúc no hoặc đói đều được.

Người bệnh có thể tham khảo liều dùng thuốc Rabofar sau. Lưu ý liều dùng dưới đây không thể thay thế liều dùng được niêm yết trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Rabofar hay liều dùng trên toa thuốc bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê.

  • Người lớn: 10mg Rabeprazol/ngày, có thể tăng lên 20mg Rabeprazol/ngày tùy theo mức độ diễn tiến của bệnh. Thời gian điều trị từ 4 đến 8 tuần với loét tá tràng và 6 đến 12 tuần với điều trị loét dạ dày và viêm thực quản hồi lưu.
  • Loét dạ dày, tá tràng: Liều thông thường là 20mg Rabeprazol, uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng. Thời gian điều trị thuốc tuỳ theo mức độ trầm trọng của triệu chứng.
  • Hầu hết những người bệnh loét tá tràng lành bệnh trong 4 tuần. Tuy nhiên, một vài người bệnh có thể cần thêm 4 tuần điều trị nữa để đạt đến giai đoạn lành bệnh.
  • Hầu hết người bệnh loét dạ dày và viêm thực quản do trào ngược lành bệnh trong 6 tuần. Tuy nhiên một vài người bệnh có thể cần thêm 6 tuần điều trị để đạt đến giai đoạn lành bệnh.
  • Viêm thực quản do trào ngược dạ dày: Liều khuyên dùng là 20mg Rabeprazol, uống một lần một ngày trong 4-6 tuần.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi điểm là 60mg Rabeprazol, một lần một ngày. Liều dùng có thể được tăng lên 120 mg Rabeprazol/ngày tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng của người bệnh. Liều đơn hàng ngày lên đến 100mg Rabeprazol/ngày, với liều 120mg Rabeprazol/ngày thì cần chia 60mg Rabeprazol/lần x 2 lần /ngày.
  • Diệt H. pylori: Người bệnh nhiễm H. pylori nên dùng phối hợp với các thuốc khác Clarithromycin 500mg 2 lần/ngày + Rabeprazole Sodium 20mg 2 và amoxicillin 1g, 2 lần/ngày. Thời gian điều trị Rabeprazole kéo dài 7 ngày.

Đã có báo cáo về việc thí nghiệm lâm sàng sử dụng liều đơn Rabeprazol 786 mg/kg và 1024 mg/kg đã làm chết chuột nhắt và chuột cống. Tuy nhiên với liều 2000mg/kg cân nặng đã không gây tử vong trên chó khi được thí nghiệm.

Các biểu hiện của quá liều thường gặp là giảm hô hấp, tiêu chảy nhiều lần, hoảng loạn và hôn mê khi được thí nghiệm trên chó.

Nếu người bệnh sử dụng quá liều thuốc Rabofar có biểu hiện hôn mê hoặc không thở được, cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu ngay để được kịp thời điều trị.

4. Tương tác thuốc Rabofar

Khi kết hợp dùng chung thuốc Rabofar với những loại thuốc dưới đây có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Thuốc Rabofar làm tăng nồng độ Digoxin trong máu và có thể kéo dài chuyển hóa, bài tiết phenytoin.
  • Khi kết hợp dùng chung Rabeprazole với Ketoconazol hoặc Itraconazol có thể giảm sự hấp thu Ketoconazol hoặc Itraconazol. Vì vậy, nếu dùng cần giám sát điều chỉnh liều của 2 thuốc này.
  • Tránh dùng đồng thời Rabeprazol với các thuốc Nelfinavir, Erlotinib, Delavirdin, Posaconazol.
  • Dùng đồng thời Rabeprazol với Atazanavir 300mg hoặc Ritonavir 100mg cùng với Rabeprazol natri liều duy nhất 40mg/ngày hoặc Atazanavir 400mg với Lanzoprazol liều duy nhất 60mg/ngày trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy giảm mạnh nồng độ Atazanavir. Sự hấp thu của Atazanavir phụ thuộc vào độ pH. Vì vậy, không chỉ định sử dụng cùng Rabeprazole với thuốc ức chế bơm proton.
  • Rabeprazole có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của Atanazavir, Clorpidogrel, Dabigatran, Etexilat, Dasatinib, Eriotinib, Indinavir, muối sắt, Itraconazol, Ketoconazol,Mesaiamin, Mycophenolat, Nelhnavir.
  • Rabeprazol có thể tăng nồng độ/tác dụng của các thuốc là cơ chất CYP2C19, CYP2C8 (mức độ rủi ro cao), Methotrexat, Saquinavir, Voriconazol.
  • Digoxin khi dùng chung với Rabeprazole có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu.
  • Phenytoin kết hợp dùng chung với Rabeprazole có thể gây kéo dài chuyển hoá của phenytoin.
  • Antacid có thể làm giảm nồng độ của Rabeprazol trong huyết thanh khi kết hợp dùng chung với nhau.
  • Methotrexat: Dùng đồng thời Rabeprazole với Methotrexat có thể làm gia tăng nồng độ Methotrexat và chất chuyển hóa Hydroxymethotrexat trong huyết tương.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Rabofar, người bệnh hãy liệt kê tất cả những dòng thuốc đã và đang sử dụng hoặc các bệnh lý khác đang mắc phải cho bác sĩ để có hướng dùng thuốc hợp lý tránh các tương tác có thể xảy ra.

5. Thuốc Rabofar gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Rabofar, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mề đay da, nổi mẩn, mẩn ngứa, ngứa, hồng ban
  • Thay đổi huyết học, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu
  • Tiêu chảy, táo bón, cảm giác chướng bụng, nặng bụng, đau bụng, đầy hơi đau không rõ nguyên nhân, khô miệng, buồn nôn, đau vùng bụng, ợ hơi, chán ăn
  • Hội chứng Stevens-Johnson.
  • Giảm natri huyết
  • Phù ngoại biên
  • Chứng vú to ở đàn ông.

Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả những tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Rabofar.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Rabofar

Trước khi dùng thuốc Rabofar điều trị người bệnh cần tham khảo kỹ những lưu ý dưới đây.

  • Trước khi dùng Rabofar cần phải loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày.
  • Người bị suy gan.
  • Sử dụng Rabeprazol có thể gây viêm thận kẽ.
  • Điều trị Rabeprazol trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến kém hấp thu Cyanocobalamin (vitamin B12), làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, gây tiêu chảy, gãy xương liên quan đến hông, cột sống hoặc cổ tay. Do đó, người bệnh nên dùng Rabeprazole với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất. Với những người bệnh đang điều trị dài hạn trên 1 năm nên có sự giám sát của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc Rabofar chưa có hướng dẫn liều cho trẻ em do chưa có kinh nghiệm sử dụng cho nhóm này.
  • Không có sự thay đổi đáng kể nào khi nghiên cứu trên người bệnh suy giảm chức năng gan nhẹ hay trung bình so với nhóm kiểm chứng, vì thế không cần giảm liều Rabeprazole trên đối tượng này.
  • Cần loại bỏ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị Rabeprazole vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày.
  • Nếu trong quá trình dùng Rabeprazole người bệnh tổn thương vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kèm theo đau khớp, người bệnh cần nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ và nên cân nhắc việc ngừng dùng thuốc.
  • Can thiệp vào các xét nghiệm: Tăng mức Chromogranin A (CgA) có thể gây trở ngại cho việc điều tra các khối u thần kinh. Do đó, nên ngừng điều trị Rabeprazole ít nhất 5 ngày trước khi đo CgA. Nếu nồng độ gastrin và CgA và không trở lại phạm vi tham chiếu sau khi đo ban đầu, đo phải được lặp lại 14 ngày sau khi ngừng điều trị thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc Rabofa có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc điều khiển máy móc, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng trong trường hợp này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan