Công dụng thuốc Remitab

Thuốc Remitab được sử dụng phổ biến trong điều trị loét dạ dày và những tổn thương tại niêm mạc dạ dày với các thành phần chính là Rebamipid. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và cách sử dụng thuốc Remitab qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Remitab là thuốc gì?

Thuốc Remitab là thuốc gì? Thuốc Remitab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là hoạt chất Rebamipid hàm lượng 100mg và các tá dược khác như: Lactose, Natri starch glycolat, Tinh bột ngô, Aerosil, Polyvinyl pyrolidon (PVP) K30, Magnesium stearat, Hydroxypropylmethyl cellulose 606, Hydroxypropylmethyl cellulose 615, Titan dioxyd, Talc, PEG 6000.

Remitab được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 3 vỉ, 5 vỉ và 10 vỉ x 10 viên, thuộc sản phẩm của Công ty cổ phần US Pharma USA - VIỆT NAM.

2. Thuốc Remitab có tác dụng gì?

Thuốc Remitab được sử dụng trong các trường hợp:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Remitab

Cách dùng: Thuốc Remitab được dùng cho đường uống và có thể sử dụng thuốc trong hoặc cách xa bữa ăn.

Liều dùng:

  • Điều trị loét dạ dày: Liều Rebamipid thường dùng cho người lớn là 100mg, dùng 3 lần/ngày bằng đường uống vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
  • Điều trị các thương tổn tại niêm mạc dạ dày như ăn mòn dạ dày, chảy máu dạ dày, đỏ và phù nề: Viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính: Liều dùng Rebamipid thường dùng cho người lớn 100mg, 3 lần/ngày bằng đường uống.
  • Người lớn: Ngày 1 viên Rebamipid x 3 lần

Cần lưu ý: Trên đây chỉ là liều dùng cho người bệnh tham khảo. Người bệnh hãy đọc kỹ hướng dẫn tờ sử dụng thuốc hoặc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Remitab

Thuốc Remitab không được dùng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Rebamipid hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai
  • Bà mẹ nuôi con bú
  • Người cao tuổi

5. Tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc Remitab

Trong quá trình sử dụng thuốc Remitab, người bệnh nếu gặp phải một số tác dụng không mong muốn như vàng da, rối loạn chức năng gan, giảm bạch cầu, tiểu cầu thì người bệnh nên đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để chữa trị, tránh trường hợp để lâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ khác được báo cáo như:

  • Quá mẫn cảm: Ban, nổi mề đay, ngứa, eczema giống phát ban do thuốc, các triệu chứng quá mẫn cảm khác.
  • Thần kinh – tâm thần: Buồn ngủ, tê, chóng mặt, loạn vị giác.
  • Dạ dày – ruột: Táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, ợ nóng, đau bụng, ợ hơi, bất thường vị giác, chướng bụng,...
  • Rối loạn chức năng gan: Tăng mức ALT (GPT), AST (GOT), , y – GTP, phosphatase kiềm.
  • Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt,...
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng mức nitơ urê máu (BUN),
  • Phù nề mặt.
  • Cảm giác có vật lạ ở họng.
  • Vú sưng và đau
  • Cảm ứng tiết sữa do chứng vú to ở đàn ông.
  • Đánh trống ngực, sốt, ho, đỏ bừng mặt, tê lưỡi, suy hô hấp cấp, rụng lông và tóc, khát, ban đỏ ngứa.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Remitab

Trong quá trình sử dụng thuốc thuốc Remitab, người bệnh cần lưu ý:

  • Thận trọng với tá dược Lactose: Người bệnh có các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp Galactose, chứng thiếu hụt Lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu Glucose - galactose không nên sử dụng thuốc Remitab.
  • Trường hợp người cao tuổi: Cần chú ý đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ rối loạn dạ dày và ruột. Bởi vì về mặt sinh hoạt, người bệnh cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc này so với người bệnh trẻ tuổi.
  • Trường hợp trẻ em: Hiện tại chưa xác định được độ an toàn của thuốc Remitab trên trẻ sinh nhẹ cân, trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ và trẻ em.
  • Trường hợp đang mang thai: Rebamipid chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang có dự định mang thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ gây hại cho cơ thể và theo sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.
  • Thuốc Rebamipid không có khả năng gây ra chóng mặt hay buồn ngủ, vì thế nên không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Trường hợp phụ nữ đang nuôi con bú phải ngừng cho bú trước khi sử dụng Rebamipid, bởi vì đã có dữ liệu nghiên cứu trên chuột cho thấy Rebamipid có tiết qua sữa mẹ.
  • Chưa có tương tác thuốc Remitab nào được ghi nhận.
  • Thuốc Rebamipid chứa ít hơn 1mmol natri (23 mg) trong một liều, vì thế được xem là không chứa natri.
  • Cần chỉ dẫn người bệnh không được nuốt bất kỳ phần nào của vỉ nén (PTP). Đã có báo cáo trường hợp gờ sắc của vỉ thuốc cắt hoặc xuyên qua niêm mạc thực quản nếu bị nuốt phản gây ra viêm trung thất hoặc những biến chứng nghiêm trọng khác.

Thuốc Remitab được sử dụng phổ biến trong điều trị loét dạ dày và những tổn thương tại niêm mạc dạ dày với các thành phần chính là Rebamipid. Để đảm bảo hiệu quả điều tị, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

270 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan