Công dụng thuốc Sagaome

Thuốc Sagaome được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc là 40mg Omeprazole dưới dạng Omeprazol natri. Vậy thuốc Sagaome có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

1. Công dụng thuốc Sagaome

Thành phần chính của thuốc Sagaome là Omeprazole, đây là chất ức chế hệ thống enzyme của Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase, cũng được gọi là bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày.

Omeprazole có tác dụng vào giai đoạn cuối của quá trình tiết acid, liều duy nhất omeprazole 20mg/ngày gây ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân nào kích thích.

Omeprazole không có tác dụng trên các thụ thể acetylcholin hoặc histamin và nó cũng không có các tác dụng dược động học có ý nghĩa nào khác ngoại trừ trên sự tiết acid dạ dày.

Omeprazole làm giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục. Năm ngày sau khi ngưng thuốc, sự tiết dịch vị mới trở lại bình thường, nhưng không có tình trạng tăng tiết acid. Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt tới 65% sau 2 tuần điều trị và lên tới 95% sau 4 tuần.

Nhờ công dụng hoạt chất chính, thuốc Sagaome được chỉ định trong các trường hợp mà người bệnh sử dụng thuốc đường uống không có hiệu quả trong các bệnh lý sau:

Thuốc Sagaome chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với thành phần thuốc của Sagaome.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Sagaome:

  • Nên loại trừ khả năng bệnh nhân mắc bệnh ác tính trước khi điều trị.
  • Bệnh nhân bệnh gan nặng: Sử dụng liều 20mg/ngày.
  • Cân nhắc khi sử dụng thuốc Sagaome cho phụ nữ có thai.
  • Không nên sử dụng thuốc Sagaome trong thời gian cho con bú.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Sagaome

Thuốc Sagaome được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Pha loãng 1 lọ thuốc Sagaome với 10mL dung môi, tiêm tĩnh mạch chậm không ít hơn 2,5 phút, tốc độ không quá 4 mL/phút.

Liều dùng thuốc Sagaome cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo như sau:

  • Liều thường dùng là 40 mg/ngày.
  • Nếu cần tiêm tĩnh mạch thêm trong vòng 3 ngày, nên giảm liều thuốc xuống 10-20 mg/ngày.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison cần chỉnh liều thuốc Sagaome theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Không cần chỉnh liều thuốc Sagaome ở bệnh nhân suy gan, suy thận và người cao tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Sagaome

Trong quá trình sử dụng thuốc Sagaome, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện khi sử dụng thuốc Sagaome, bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Sagaome với các loại thuốc khác

Thuốc Sagaome làm tăng nồng độ của diazepam, phenytoinwarfarin trong huyết tương khi sử dụng cùng các loại thuốc này. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ được biết về các loại thuốc đang dùng để được cân nhắc và kê đơn thuốc phù hợp.

Thuốc Sagaome được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc là 40mg Omeprazole dưới dạng Omeprazol natri. Thuốc được chỉ định điều trị trong một số bệnh lý đường tiêu hóa. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

82 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan