Công dụng thuốc Sinraci 500

Thuốc Sinraci 500 bào chế dưới dạng bột pha tiêm chứa 500mg Imipenem và 500mg Cilastatin. Sinraci là kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Sinraci 500 qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Sinraci

Hoạt chất Imipenem trong thuốc là kháng sinh thuộc nhóm Betalactam phổ tác dụng rất rộng, tác dụng theo cơ chế ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Phổ tác dụng của thuốc bao gồm vi khuẩn gram dương, vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn ưa khí và kị khí. Imipenem không bị phá hủy bởi các beta - lactamase của vi khuẩn.

Sử dụng phối hợp Imipenem với Cilastatin - chất ức chế phân hủy imipenem bởi enzym dehydropeptidase có trong ống thận. Đặc tính tác dụng của Imipenem làm cho thuốc này được sử dụng trong các nhiễm khuẩn rất nặng, đặc biệt là khi không xác định được chính xác vi khuẩn gây bệnh hoặc trong trường hợp người bệnh nghi ngờ nhiễm cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí.

Thuốc Sinraci được chỉ định trong các trường hợp sau:

2. Liều dùng của thuốc Sinraci

Tổng liều dùng mỗi ngày của thuốc Sinraci 500 được xác định dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, khoảng cách dùng thuốc dựa vào mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh, trọng lượng cơ thể và chức năng thận.

Liều thuốc Sinraci khuyến cáo tính theo Imipenem ở người bệnh có chức năng thận bình thường và trọng lượng cơ thể trên 70kg như sau:

  • Nhiễm trùng nhẹ dùng liều 250mg Imipenem/lần, lặp lại liều mỗi 6 giờ và tổng liều thuốc trong ngày là 1g;
  • Nhiễm trùng trung bình dùng liều 500 – 1000 Imipenem/lần, lặp lại liều mỗi 8 – 12 giờ và tổng liều thuốc trong ngày từ 1,5 – 2g;
  • Nhiễm trùng nặng dùng liều 500mg Imipenem/lần, lặp lại liều mỗi 6 giờ và tổng liều thuốc trong ngày là 2g;
  • Nhiễm trùng đe dọa tính mạng, nhiễm trùng gây ra bởi chủng vi khuẩn ít nhạy cảm như Pseudomonas Aeruginosa: Dùng liều 1000mg Imipenem/lần, lặp lại liều mỗi 6 – 8 giờ và tổng liều thuốc trong ngày từ 3 – 4g.

Liều thuốc Sinraci ở người bệnh có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn hoặc bằng 70ml/phút/1,73m2 và/hoặc người bệnh có cân nặng nhỏ hơn 70kg: Liều thuốc được chỉ định dựa vào độ thanh thải Creatinin.

Người bệnh có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 5ml/phút không được sử dụng phối hợp Imipenem và Cilastatin.

Liều thuốc ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Đối với trẻ em có cân nặng từ 40kg trở lên dùng liều như người trưởng thành. Đối với trẻ em nặng dưới 40kg dùng liều 15mg/kg cân nặng cách mỗi 6 giờ và tổng liều mỗi ngày không quá 2g.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Sinraci

Thuốc Sinraci 500 có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Sốc phản vệ: Hiếm khi xảy ra nhưng phải hết sức thận trọng. Trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, chóng mặt, thở khò khè, ù tai, đổ mồ hôi cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế sớm nhất có thể;
  • Dị ứng: Nổi mày đay, phát ban, ban đỏ, mặt đỏ bừng, sốt, ngứa nên ngưng sử dụng thuốc;
  • Máu: Giảm huyết cầu toàn thể, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng bạch cầu ái kiềm, tăng hoặc giảm tiểu cầu, tăng lympho bào, giảm hemoglobin huyết tương, giảm hồng cầu;
  • Thận: Các dấu hiệu suy thận như suy thận cấp, giảm BUN và creatinin huyết thanh, giảm độ thanh thải creatinin. Vì vậy người bệnh cần được kiểm tra chức năng thận định kỳ trong thời gian điều trị bằng Sinraci;
  • Tiêu hóa: Viêm ruột kết với dấu hiệu phân có máu:sốt, đau bụng, tăng bạch cầu, phân có máu và nhảy, viêm ruột kết màng giả. Khi bị đau bụng và tiêu chảy thường xuyên thì nên ngưng dùng thuốc;
  • Hệ thần kinh trung ương: Các rối loạn thần kinh trung ương như: co giật, rối loạn ý thức có thể xảy ra;
  • Hệ hô hấp: Hiếm khi gây ho, khó thở, bất thường X-quang ngực, viêm phổi kẽ với dấu hiệu tăng tế bào ưa eosin và hội chứng PIE;
  • Nhiễm trùng tái phát: Viêm miệng, nhiễm nấm candida;
  • Thiếu vitamin: Hiếm khi gặp trường hợp thiếu vitamin K (giảm kết tập tiểu cầu, dễ chảy máu...) và thiếu vitamin B (viêm miệng, viêm lưỡi,biếng ăn, viêm dây thần kinh);
  • Da: Rất ít khi gây hội chứng Lyell (hoại tử biểu bì độc);
  • Các phản ứng khác: Đôi khi gây nhức đầu, khó chịu, đau nơi tiêm, ban đỏ, viêm tĩnh mạch huyết.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Sinraci 500.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sinraci 500

Chống chỉ định sử dụng thuốc Sinraci 500 ở người bệnh mẫn cảm với Imipenem hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Sinraci trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc Penicillins.
  • Người bệnh có người thân từng bị các phản ứng dị ứng như: hen suyễn, phát ban, nổi mày đay;
  • Người bệnh suy thận nặng, tiền sử bị động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương (co giật, rối loạn ý thức);
  • Người không dùng đường miệng, bệnh nhân dinh dưỡng ngoài đường ruột, người lớn tuổi, bệnh nhân có thể trạng kém (các hội chứng do thiếu vitamin K);
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Imipenem bài tiết qua được nhau thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc Sinraci ở phụ nữ đang mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ điều trị;
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Imipenem bài tiết qua được sữa mẹ nên cần thận trọng khi dùng thuốc Sinraci ở phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Sinraci có thể gây ra một số tương tác thuốc sau:

  • Sinraci làm giảm nồng độ Natri Valpronat trong máu, làm giảm tác dụng điều trị của Natri Valproat.
  • Các kháng sinh beta — lactam, probenecid, ganciclovir và các thuốc chống đông đường uống có thể làm tăng nồng độ và thời gian bán thải của Imipenem. Do đó không khuyến cáo dùng chung Imipenem-Cilastatin với Probenecid, Ganciclovir và các thuốc chống đông đường uống.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Sinraci, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Sinraci.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Alpenam 500mg
    Công dụng thuốc Alpenam 500mg

    Alpenam là thuốc gì? Thuốc Alpenam 500mg được sử dụng trong điều trị chống nhiễm trùng với thành phần chính là Meropenem. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Braciti
    Công dụng thuốc Braciti

    Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều ...

    Đọc thêm
  • Imanmj 500mg
    Công dụng thuốc Imanmj 500mg

    Thuốc Imanmj 500mg có khả năng chống vi rút kháng nấm. Trước khi dùng thuốc Imanmj 500mg bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin Imanmj 500mg là thuốc gì.

    Đọc thêm
  • midakacin
    Công dụng thuốc Midakacin 500

    Midakacin là thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng,... Bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Goldcefta 1g
    Công dụng thuốc Goldcefta 1g

    Thuốc Goldcefta 1g được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch. Goldcefta 1g với thành phần chính Ceftazidim pentahydrat hàm lượng 1mg. Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ.

    Đọc thêm