Công dụng thuốc Stomafar

Stomafar là thuốc phối hợp các thành phần gồm: Nhôm hydroxyd 400mg và Magnesi hydroxyd 400mg. Thuốc Stomafar được sử dụng để trung hòa acid dạ dày trong loét dạ dày - tá tràng, đầy hơi, ợ chua, viêm dạ dày, ợ nóng, ..... Thuốc được chỉ định trong các trường hợp như: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, ....

1. Stomafar là thuốc gì?

Thuốc Stomafar là thuốc phối hợp các thành phần gồm:

  • Nhôm hydroxyd 400mg
  • Magnesi hydroxyd 400mg

Thuốc Stomafar được sử dụng để trung hòa acid dạ dày trong loét dạ dày - tá tràng, đầy hơi, ợ chua, viêm dạ dày, ợ nóng, .....

Ngoài 2 hoạt chất chính như trên, thuốc Stomafar còn chứa các tá dược như: sorbitol, sucrose, lactose, .... giúp đảm bảo khối lượng, độ tan, độ ổn định một viên thuốc.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén tròn, có vị bạc hà.

2. Công dụng của thuốc Stomafar

Thuốc Stomafar được chỉ định cụ thể trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Stomafar

Thuốc Stomafar không được sử dụng đối với những bệnh nhân sau:

  • Có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc stomafar.
  • Người suy thận nặng vì nguy cơ làm thận tổn thương thêm do trong thuốc có chứa magie.
  • Bệnh nhân mắc glaucoma góc đóng, tắc liệt ruột, hẹp môn vị, bệnh nhân giảm phosphat máu.
  • Trẻ em do nguy cơ nhiễm độc nhôm.

4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Stomafar

Thuốc Stomafar được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc Stomafar như sau:

Liều dùng thuốc Stomafar ở thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên và người lớn tuổi:

  • Dùng để điều trị loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày: Nhai kĩ 1-2 viên/lần mỗi 4 giờ/ lần, liều tối đa 6 lần/ ngày, không dùng quá 12 viên/ ngày.
  • Dùng để điều trị tăng tiết acid dạ dày: Nhai kĩ 1-2 viên/ lần sau khi ăn hay khi cần, liều tối đa không quá 6 lần/ngày, không dùng quá 12 viên/ ngày.
  • Liều dùng thuốc Stomafar tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Không dùng thuốc quá 2 tuần.

Cách sử dụng thuốc Stomafar: Nhai kĩ viên thuốc càng lâu càng tốt, dùng thuốc 1-3 giờ sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi lên cơn đau.

5. Tác dụng phụ của thuốc Stomafar

Thuốc Stomafar có thể gây tác dụng không mong muốn như có thể làm khởi phát: Rối loạn nhu động ruột (táo bón hoặc tiêu chảy), mất phospho do dùng thuốc liều cao hoặc dùng dài ngày vì thuốc có chứa nhôm, tăng canxi niệu, loãng xương.

6. Thận trọng

  • Bệnh nhân phù, xơ gan, suy thận, suy tim sung huyết, bệnh nhân thực hiện chế độ ăn ít natri, người vừa mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc bị hội chứng kém hấp thu glucose - galactose.

7. Tương tác thuốc

Stomafar có thể tương tác với những thuốc sau:

  • Khi dùng chung cùng với Stomafar sự hấp thu của các thuốc như: Tetracyclin, digoxin, indomethcin, isoniazid, allopurinol, ranitidin, ketoconazol, benzodiazepin, phenothiazin, cortticosteroid, itraconazol, quinolon, penicilamin sẽ bị giảm.
  • Do có chứa nhôm Stomafar có thể cản trở sự hấp thu của một số thuốc như: Vitamin, levothyroxine, hydroxychloroquin, chloroquin, rifampicin, chlopromazin, cefpodoxim, cefdinir, rosuvastatin khi dùng chung.
  • Khi dùng chung thuốc Stomafar với các citrat có thể làm tăng nồng độ nhôm.
  • Khi dùng chung thuốc Stomafar với polystyren sulphonat có thể làm giảm tác dụng của resin gắn kết kali, tăng nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở bệnh nhân suy thận, tăng nguy cơ tắc ruột.

8. Bảo quản thuốc Stomafar

Bảo quản thuốc Stomafar ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan