Công dụng thuốc Tanafadol

Thuốc Tanafadol thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để làm giảm đau hoặc hạ sốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước và trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc Tanafadol, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc để sớm khỏi bệnh.

1. Thuốc Tanafadol là thuốc gì?

Tanafadol thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, được sử dụng chủ yếu để điều trị các tình trạng sốt xuất huyết, cảm cúm, nhiễm vi rút siêu vi, nhiễm khuẩn,... Dưới đây là những thành phần dược chất có trong thuốc Tanafadol, bao gồm:

  • Dược chất chính: Paracetamol hàm lượng 325mg.
  • Các tá dược khác: Tinh bột sắn, Avicel PH101, Natri starch glycolate, Magnesium stearate, Sunset yellow và mùi dâu.

2. Thuốc Tanafadol có tác dụng gì?

Hoạt chất chính Paracetamol trong thuốc Tanafadol là chất chuyển hoá có hoạt tính Phenacetin, có tác dụng giảm đau hạ sốt hiệu quả và thường được dùng để thay thế cho Aspirin, tuy nhiên không có khả năng điều trị viêm. Ngoài ra, Paracetamol có tác dụng giảm thân nhiệt nhanh chóng ở bệnh nhân bị sốt nhưng hiếm khi hạ nhiệt ở người bình thường.

Thuốc Tanafadol có chứa Paracetamol nên ít tác động lên hệ tim mạch và hô hấp khi dùng ở liều điều trị. Mặt khác, hoạt chất này cũng không gây kích ứng, chảy máu dạ dày hay xước niêm mạc dạ dày như Salicylat.

Thuốc Tanafadol thường được bác sĩ kê đơn để điều trị những trường hợp dưới đây:

  • Điều trị hiệu quả các triệu chứng của những bệnh lý gây sốt và đau.
  • Điều trị các tình trạng như nhức đầu, đau dây thần kinh, đau cơ, đau gân, đau khớp mãn tính và đau do chấn thương.
  • Điều trị sốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Không nên sử dụng thuốc Tanafadol cho các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn với Paracetamol hay bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.
  • Không sử dụng Tanafadol cho người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

3. Liều lượng và khuyến cáo dùng thuốc Tanafadol đúng cách

3.1 Liều dùng thuốc Tanafadol

Thuốc Tanafadol thường được dùng với liều lượng khuyến nghị chung dưới đây:

  • Liều cho người trưởng thành và trẻ em > 11 tuổi: Uống từ 1 – 2 viên / lần, cách nhau từ 4 – 6 tiếng cho mỗi liều. Mỗi ngày không nên uống quá 4g Paracetamol và không được dùng thuốc quá 5 ngày đối với trẻ em và quá 10 ngày đối với người lớn.
  • Liều cho trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Uống 60mg / kg thể trọng / 24 giờ.

3.2 Nên dùng thuốc Tanafadol như thế nào cho hiệu quả?

Thuốc Tanafadol được dùng bằng đường uống cùng với một lượng nước vừa đủ. Khi uống thuốc, bệnh nhân cần tránh uống chung với các chất có gas, đồ uống chứa đường hoặc cồn để đảm bảo không ảnh hưởng đến công dụng của hoạt chất trong thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tanafadol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều hoặc bỏ liều thuốc khi chưa được bác sĩ chấp thuận.

3.3 Cách xử trí khi dùng quá liều Tanafadol

Tình trạng quá liều Tanafadol có thể xảy ra khi bệnh nhân uống một liều vượt quá hàm lượng cho phép hoặc uống lặp lại liều Paracetamol từ 7,5 – 10g / ngày trong vòng 1 – 2 ngày. Triệu chứng quá liều nghiêm trọng nhất mà Paracetamol có thể gây ra là tình trạng hoại tử gan. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có những biểu hiện khác như đau bụng, nôn ói, chứng xanh tím da, móng tay hay niêm mạc.

Trong trường hợp ngộ độc Paracetamol nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng kích thích nhẹ ban đầu, mê sảng, kích động, sau đó ức chế hệ thần kinh trung ương (mệt lả, hạ thân nhiệt, sững sờ, mạch nhanh yếu, mạch không đều, thở nhanh – nông, suy tuần hoàn và huyết áp thấp). Tình trạng quá liều thuốc Tanafadol có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, do đó việc chẩn đoán sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng để xử trí tình trạng quá liều Paracetamol:

  • Rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi dùng quá liều thuốc.
  • Giải độc bằng hợp chất Sulfhydryl. N – acetylcystein dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch.
  • Dùng than hoạt, Methionin hoặc thuốc tẩy muối.

4. Thuốc Tanafadol có thể gây ra các tác dụng phụ nào?

Trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ sau đây khi điều trị đau và hạ sốt bằng thuốc Tanafadol:

Những tác dụng phụ ngoại ý trên thường ít gặp hoặc hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quản nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ thường nào trong quá trình dùng thuốc Tanafadol. Tốt nhất, hãy thông báo cho người phụ trách y khoa ngay lập tức nếu nghi ngờ các triệu chứng xuất hiện liên quan đến thuốc Tanafadol.

5. Cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị bằng thuốc Tanafadol?

Trong mọi trường hợp, để đảm bảo dùng thuốc Tanafadol an toàn và mang lại tác dụng điều trị như mong đợi, người bệnh cần lưu ý một số khuyến cáo dưới đây:

  • Thận trọng khi quyết định dùng Tanafadol cho người nghiện rượu, mắc bệnh suy gan hoặc suy thận.
  • Đôi khi, Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng da như phát ban đỏ, nổi mẩn ngứa, nổi mày đay; hoặc phản ứng mẫn cảm khác như phù mạch, phù thanh quản, phản vệ,... Khi đó, bệnh nhân nên dừng thuốc và báo cho bác sĩ sớm.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người mắc Phenylceton niệu.
  • Tránh uống rượu khi dùng thuốc Tanafadol vì nó có thể làm tăng độc tính gan.
  • Chỉ dùng thuốc Tanafadol cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.

6. Thuốc Tanafadol có khả năng tương tác với loại thuốc nào?

Dưới đây là danh sách các loại thuốc có nguy cơ xảy ra tương tác khi dùng chung với thuốc Tanafadol:

  • Thuốc chống đông Coumarin.
  • Dẫn chất Indandion.
  • Thuốc Phenothiazin.
  • Rượu.
  • Thuốc chống co giật như Barbiturat, Phenytoin và Carbamazepine.
  • Thuốc Isoniazid.
  • Thuốc Probenecid.

Để tránh xảy ra tương tác giữa thuốc Tanafadol với các thuốc khác, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ biết nếu hiện đang dùng những chất hay thuốc được liệt kê ở trên. Ngoài ra, các loại vitamin, thuốc không kê đơn hoặc sản phẩm bào chế từ thảo dược tự nhiên cũng cần báo lại cho bác sĩ biết để đánh giá nguy cơ tương tác với thuốc Tanafadol.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

187 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan