Công dụng thuốc Thysedow

Thuốc Thysedow thuộc nhóm thuốc nội tiết có thành phần chính là Thiamazol thường được dùng để làm giảm các triệu chứng cường giáp hoặc bổ trợ trước và trong điều trị iod phóng xạ, điều trị nhiễm độc giáp trước khi dùng muối iod. Thuốc Thysedow thường bắt đầu có tác dụng trong 1-3 tuần và hết sau 1-2 tháng kể từ khi dùng liều ban đầu.

1. Thysedow là thuốc gì?

Thuốc Thysedow có thành phần chính là thiamazole có tác dụng ức chế tổng hợp các hormon tuyến giáp nên được dùng để điều trị ưu năng tuyến giáp. Tuy nhiên, thiamazole không có tác dụng với hormon Thyroid đưa từ ngoài vào và không có tác dụng ức chế việc giải phóng hormon tuyến giáp. Thuốc Thysedow thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng cường giáp (Kể cả Graves- Basedow), đặc biệt là bướu giáp nhỏ hoặc không có bướu
  • Điều trị trước khi phẫu thuật tuyến giáp do cường giáp cho tới khi chuyển hoá cơ bản bình thường, để đề phòng cơn nhiễm độc giáp có thể xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp bán phần
  • Điều trị bổ trợ trước và trong khi điều trị iod phóng xạ cho tới khi liệu pháp iod phóng xạ có tác dụng loại bỏ tuyến giáp
  • Điều trị cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng muối iod (thường dùng đồng thời với thuốc chẹn beta, đặc biệt khi có triệu chứng tim mạch)

Thuốc Thysedow chống chỉ định với các trường hợp:

  • Quá mẫn với thionamide khác hay bất kì thành phần nào của thuốc Thysedow
  • Bệnh nhân rối loạn công thức máu từ trung bình- nặng
  • Ứ mật trước đó không do cường giáp
  • Tiền sử tổn thương tuỷ xương sau điều trị thiamazole/ carbimazole
  • Bệnh nhân phối hợp hormon tuyến giáp suốt thai kỳ
  • Bệnh nhân suy gan nặng

2. Liều sử dụng của thuốc Thysedow:

Thuốc Thysedow nên dùng cùng với thức ăn, nuốt nguyên viên với lượng nước vừa đủ. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Thysedow sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Đối với người lớn cường giáp:

  • Liều ban đầu: uống mỗi lần cách nhau 8 giờ
  • Cường giáp nhẹ: 5 mg/lần x 3 lần/ngày
  • Cường giáp vừa: 10 mg/lần x 3 lần/ngày
  • Cường giáp nặng: 20 mg/lần x 3 lần/ngày
  • Liều duy trì: uống 5-15 mg, chia làm 3 lần
  • Do nguy cơ cao bị mất bạch cầu hạt với liều 40 mg/ngày nên dùng liều thấp hơn 30 mg/ngày mỗi khi có thể

Đối với người lớn có cơn nhiễm độc giáp:

  • Uống 15-20 mg/lần, cứ mỗi 4 giờ trong ngày đầu, kèm theo các biện pháp điều trị khác
  • Chỉnh liều tuỳ theo đáp ứng của người bệnh

Đối với trẻ em:

  • Cường giáp: liều ban đầu : uống 0,4 mg/kg/ngày, chia đều làm 3 lần, cách nhau 8 giờ
  • Liều duy trì: uống 0,2 mg/kg/ngày, chia đều làm 3 lần cách nhau 8 giờ
  • Điều trị bảo tồn từ 6 tháng- 2 năm
  • Ngưng dùng 1 ngày trước khi phẫu thuật
  • Xen kẽ sau điều trị iod phóng xạ: 4-6 tháng
  • Dự phòng: 10-20 mg thiamazole và/hoặc 1 g perchlorate, khoảng 10 ngày

3. Tác dụng phụ của thuốc Thysedow

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Thysedow có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Giảm bạch cầu
  • Ban da, ngứa, rụng tóc
  • Nhức đầu, sốt vừa và thoáng qua
  • Viêm mạch, nhịp tim nhanh
  • Đau cơ, đau khớp, viêm khớp
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên
  • Mất vị giác, nôn, buồn nôn
  • Vàng da ứ mật, viêm gan, hoại tử gan
  • Viêm thận, viêm phổi kẽ
  • Giảm năng giáp, tăng thể tích bướu giáp

4. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Thysedow

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Thysedow gồm:

  • Cần theo dõi số lượng bạch cầu hạt và công thức bạch cầu trước khi điều trị và hàng tuần trong 6 tháng đầu điều trị, vì có nguy cơ giảm bạch cầu, suy tuỷ nhất là ở người cao tuổi dùng liều 40 mg/ngày trở lên
  • Theo dõi thời gian prothrombin trước và trong quá trình điều trị nếu thấy xuất huyết, đặc biệt là trước phẫu thuật
  • Thysedow có chứa lactose, vì vậy không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân rối loạn dung nạp galactose di truyền, thiếu Lapp lactase hoặc hấp thu glucose- galactose kém
  • Vì Thiamazol đi qua nhau thai nên cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ giữa điều trị và không điều trị
  • Giảm năng giáp và bướu cổ ở thai nhi thường xảy ra khi dùng thuốc có thể che dấu các dấu hiệu thoái lui của cường giáp, tránh việc tăng liều
  • Thiamazol vào được sữa mẹ sẽ gây tai biến cho trẻ do đó không nên cho con bú khi mẹ dùng thuốc

Một số tương tác thuốc thường gặp với Thysedow gồm:

  • Với aminophylline, oxtriphylline hoặc theophylline: khi cường giáp, sự chuyển hoá các thuốc này sẽ tăng lên nên dùng Thiamazol cần giảm liều các thuốc này
  • Với amiodarone, iodglycerol, iod hoặc kali iodide: thuốc có iod làm giảm sự đáp ứng của cơ thể với thiamazol nên phải tăng liều thiamazol
  • Với thuốc chống đông (dẫn xuất coumarin hoặc indandion): thiamazol có thể làm giảm prothrombin huyết nên tác dụng của các thuốc chống đông uống tăng lên, do đó cần chỉnh liều thuốc chống đông dựa vào thời gian prothrombin

Thuốc Thysedow thuộc nhóm thuốc nội tiết có thành phần chính là Thiamazol thường được dùng để làm giảm các triệu chứng cường giáp hoặc bổ trợ trước và trong điều trị iod phóng xạ, điều trị nhiễm độc giáp trước khi dùng muối iod.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan