Công dụng thuốc Tobrastad 80mg

Thuốc Tobrastad 80mg được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nặng do chủng vi khuẩn gr(-) nhạy cảm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp,... Vậy cách sử dụng thuốc Tobrastad như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tobrastad qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tobrastad là thuốc gì?

  • Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Đóng gói: Hộp 10 lọ x 2ml
  • Thành phần: Tobramycin
  • Hàm lượng: 80mg/2ml
  • SĐK: VD-28307-17
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco - Việt Nam

2. Công dụng thuốc Tobrastad 80mg

Tác dụng:

Tobramycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương:

  • Vi khuẩn hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus
  • Vi khuẩn hiếu khí gram âm: Citrobacter sp.Enterobacter sp.Escherichia coliKlebsiella sp.Morganella morganiiPseudomonas aeruginosaProteus mirabilisProteus vulgarisProvidencia sp.Serratia sp.

Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.

Chỉ định:

Dạng thuốc nhỏ mắt (nước hay mỡ tra mắt 0,3%)

Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như:

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Tobrastad 80mg

Thuốc nhỏ mắt:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc Tobrastad.

Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.

Thuốc tiêm/truyền:

Tobrastad có thể được dùng bằng đường tiêm IM hay IV.

Tiêm IM:

  • Người lớn: ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáo của Tobrastad là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 7-10 ngày. Có thể tăng liều đến 5 mg/kg/ngày ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Liều này nên được giảm xuống còn 3 mg/kg/ngày càng sớm càng tốt.
  • Trẻ em: 3-5mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau mỗi 8-12 giờ.
  • Trẻ sơ sinh: 2mg/kg mỗi 12 giờ, đối với các trẻ cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg.

Truyền IV:

  • Chỉ nên dùng đường truyền IV khi không thể dùng đường tiêm IM.
  • Nồng độ tobramycin sau khi pha không vượt quá 1mg/ml (0,1%).
  • Thời gian truyền từ 1-2 giờ.
  • Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với đường tiêm IM.
  • Không nên dùng phối hợp Tobrastad với các thuốc khác.
  • Ở bệnh nhân bị suy thận, nên chỉnh liều tùy theo mức độ suy thận.

4. Tương tác thuốc

Tobrastad tương hợp với đa số các dịch truyền đường tĩnh mạch thông dụng hiện nay, nhưng không tương hợp với dung dịch heparin và có thể tương tác hóa học với b-lactam.

Tobramycin tương kỵ với các dịch truyền có chứa alcohol, sargramostim và clindamycin phosphate nếu được pha loãng trong dung dịch glucose để tiêm.

Tobramycin tương kỵ về mặt vật lý với carbenicillin. Không được hòa lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một đường truyền tĩnh mạch.

5. Chống chỉ định của thuốc Tobrastad 80mg

  • Quá mẫn cảm với tobramycin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc Tobrastad, hay với nhóm aminoglycosides.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

6. Tác dụng phụ của thuốc Tobrastad 80mg

Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp như:

  • Chóng mặt,
  • Giật nhãn cầu,
  • Có tiếng vo vo trong tai và giảm thính lực.
  • Tăng BUN và tiểu ít

Các tác dụng phụ khác:

  • Thiếu máu,
  • Mất bạch cầu hạt,
  • Giảm tiểu cầu,
  • Sốt,
  • Phát ban, ngứa,
  • Mề đay,
  • Buồn nôn, nôn,
  • Tiêu chảy,
  • Nhức đầu,
  • Ngủ lịm,
  • Hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng,
  • Đau tại nơi tiêm thuốc.

Các bất thường có thể xảy ra khi dùng Tobrastad gồm:

  • Tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase,
  • Giảm canxi, magiê, natri và kali trong huyết thanh,
  • Giảm bạch cầu,
  • Tăng bạch cầu,
  • Tăng bạch cầu ái toan.

Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Tobrastad công dụng là gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tobrastad theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Tobrastad ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

19 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • viciticarlin
    Công dụng thuốc Viciticarlin

    Viciticarlin điều chế dưới bột pha tiêm/ truyền tĩnh mạch. Thuốc Viciticarlin là thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn Viciticarlin công dụng, cách dùng, liều dùng ngay sau ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hwadox Inj
    Công dụng thuốc Hwadox Inj

    Hwadox Inj có thành phần chính Cefepim (dưới dạng Cefepime Hydrochloride), là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn các Cephalosporin thế hệ thứ 3. Cùng tìm hiểu thuốc Hwadox công dụng gì ...

    Đọc thêm
  • vantamox
    Công dụng thuốc Vantamox

    Vantamox là thuốc kháng sinh chuyên dùng trong điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp trên, răng miệng, sinh dục. Với thành phần chính là Amoxicillin 500mg, cùng tham khảo cách dùng, liều dùng và các tác dụng phụ ...

    Đọc thêm
  • cefapezone
    Công dụng thuốc Cefapezone

    Thuốc Cefapezone là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3. Với thành phần chính là dược chất Cefoperazon 1g dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng mức độ nặng. Thuốc Cefapezone là biệt dược ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cefucap
    Công dụng thuốc Cefucap

    Cefucap thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm với thành phần chính là Cefuroxime axetil. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thuốc Cefucap công dụng gì qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm