Công dụng thuốc Vomitamine

Vomitamine là thuốc có công dụng trong việc phòng say tàu xe, ngăn ngừa và điều trị tình trạng nôn hoặc buồn nôn. Đồng thời thuốc cũng được sử dụng để giảm nhẹ các trường hợp dị ứng mũi, dị ứng da và các dị ứng do có sự giải phóng Histamin. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về loại thuốc này.

1. Tìm hiểu về Vomitamine và công dụng?

1.1 Vomitamine là thuốc gì?

Thành phần chính có trong Vomitamine là Diphenhydramin diacefyllin hàm lượng 90mg, bào chế dạng viên nén. Thuốc được đăng ký là loại thuốc hóa dược, do Công ty liên doanh Meyer - BPC 6A3 - quốc lộ 60, phường Phú Khương - Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Việt Nam sản xuất và hiện đang lưu hành với số đăng ký VD-18503-13.

1.2 Công dụng của thuốc Vomitamine

  • Thuốc Vomitamine được dùng trong các trường hợp say xe và say tàu. Thuốc giúp ổn định và làm giảm cảm giác buồn nôn, cơn nôn.
  • Ngoài ra, các tình trạng dị ứng với nguyên nhân do giải phóng Histamin (dị ứng da, viêm mũi dị ứng) cũng được chỉ định sử dụng Vomitamine.

2. Cách sử dụng thuốc Vomitamine

Cách sử dụng: Mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau như: Tiêm, uống hoặc dùng ngoài da... Đối với thuốc Vomitamine dạng viên nén thì bạn có thể uống trực tiếp với nước lọc với liều dùng phù hợp.

Liều dùng:

  • Dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên/ lần (có thể uống 1,5 viên). Không được uống quá 6 viên/ ngày;
  • Dành cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Dùng chỉ 1/4 hoặc 1/2 viên thuốc bằng cách nghiền bột mịn pha với nước uống, không uống quá 2 viên/ ngày;
  • Dành cho trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 1 viên/ lần, trước khởi hành 30 phút. Không uống quá 4 viên/ ngày.

Thời điểm uống Vomitamine thích hợp là vào trước khi khởi hành 30 phút. Có thể uống lại sau 6 giờ nhưng không được quá số viên quy định/ ngày.

3. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Vomitamine

  • Không dùng Vomitamine cho người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Không kết hợp Vomitamine cùng thuốc kháng Histamin khác;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng thuốc Vomitamine;
  • Những người bị bệnh về tuyến tiền liệt, khó tiểu...cần thận trọng khi dùng thuốc Vomitamine.
  • Khi sử dụng đồng thời Vomitamine cùng với rượu hoặc với các thuốc có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương sẽ gây tăng tính an thần của thuốc.
  • Đối với phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú: Khuyến cáo không nên dùng Vomitamine ở các đối tượng này.

4. Tương tác thuốc

  • Rượu hoặc đồ ăn thức uống có rượu sẽ làm tăng tính an thần của thuốc Vomitamine;
  • Các thuốc có tác động Atropinic và cả Atropin khi kết hợp với Vomitamine có thể gây bí tiểu, táo bón hoặc khô miệng;
  • Các nhóm thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương như: Thuốc trầm cảm giúp an thần...khi dùng đồng thời với Vomitamine có thể làm tăng tình trạng ức chế hệ thần kinh trung ương nên rất nguy hiểm.

5. Tác dụng phụ khi dùng Vomitamine

Ở liều điều trị, thuốc Vomitamine được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Vomitamine, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Hệ thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, có kích động, ngủ gà mức độ nhẹ hoặc vừa;
  • Hệ tiêu hóa: Nôn mửa, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy;
  • Dịch tiết phế quản khô và bí tiểu...;
  • Nếu dùng quá liều sẽ gây co giật, chóng mặt, ức chế hô hấp và ngộ độc gây nôn...

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Vomitamine và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Vomitamine, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Vomitamine điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

131 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan