Công dụng thuốc Zyloric

Thuốc Zyloric có thành phần chính là Allopurinol. Thuốc được dùng trong điều trị giảm hình thành acid uric trong những bệnh lý gây lắng đọng acid uric như sỏi thận, viêm khớp do gút. Vậy Zyloric là thuốc gì? Cùng tìm hiểu về cách dùng thuốc Zyloric trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Zyloric

Thuốc Zyloric được chỉ định trong điều trị:

  • Giảm hình thành urat/acid uric trong những bệnh lý gây lắng đọng urat/acid uric (như sỏi thận, viêm khớp do gút, sạn urat ở da) hoặc nguy cơ có thể dự đoán trước (như việc điều trị khối u ác tính có thể dẫn đến bệnh thận cấp do acid uric).
  • Điều trị sỏi thận do 2,8-dihydroxy adenin liên quan đến bệnh lý do thiếu hụt hoạt tính của adenin phosphoribosyltransferase.
  • Điều trị sỏi thận calci oxalat hỗn tạp tái phát gặp trong chứng tăng uric niệu khi chế độ ăn uống và các biện pháp điều trị khác thất bại.

2. Chống chỉ định của thuốc Zyloric

Thuốc Zyloric chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với allopurinol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan, thận nặng (chứng tăng urê huyết).
  • Bệnh nhân nhiễm sắc tố sắt vô căn.
  • Không dùng thuốc trong điều trị khởi đầu cơn gút cấp.
  • Trẻ em ngoại trừ trẻ bị bệnh u bướu hoặc rối loạn men.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zyloric

Phản ứng không mong muốn thường gặp nhất của thuốc Zyloricphát ban da. Triệu chứng thường là ban sần hoặc ngứa, đôi khi là ban xuất huyết, có thể xảy ra phản ứng quá mẫn nguy hiểm hơn như phát ban tróc vảy, hoại tử biểu bì độc tính và hội chứng Stevens-Johnson. Vì vậy, khuyến cáo ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện dấu hiệu phát ban.

Các phản ứng quá mẫn này có thể nặng, thậm chí tử vong, nhất là ở người suy gan hoặc suy thận. Độc tính gan và thay đổi chức năng gan cũng có thể thấy ở những bệnh nhân không thể hiện tình trạng quá mẫn.

Thuốc còn có thể gây ra các ảnh hưởng đến huyết học như mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản và thiếu máu tán huyết.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác của thuốc bao gồm dị cảm, chứng vú to ở nam giới, bệnh thần kinh ngoại vi, rụng tóc, rối loạn vị giác, tăng huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác.

Có thể gia tăng các cơn gút cấp khi bắt đầu điều trị với thuốc dù các cơn gút này thường giảm sau nhiều tháng.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zyloric

  • Phụ nữ có thai: Chưa có bằng chứng đầy đủ về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai, mặc dù thuốc được sử dụng nhiều năm mà không gây hậu quả xấu rõ ràng nào. Chỉ sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai khi không có sự thay thế an toàn hơn và nếu bệnh mang lại rủi ro cho mẹ hoặc thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: allopurinol được bài tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của allopurinol trên trẻ bú mẹ.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt và mất điều hoà, người bệnh dùng thuốc nên thận trọng trước khi lái xe hay vận hành máy móc.

5. Liều lượng và cách dùng của thuốc Zyloric

Thuốc Zyloric dùng đường uống và dùng sau bữa ăn. Liều dùng hàng ngày không vượt quá 300 mg và có thể chia thành những liều thích hợp nếu bệnh nhân có biểu hiện không dung nạp qua đường tiêu hóa.

  • Người lớn: nên dùng liều thấp như 100mg/ngày để giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và chỉ tăng liều khi đáp ứng uric trong huyết thanh không thỏa đáng.
  • Người cao tuổi: Trong trường hợp chưa có dữ liệu cụ thể, nên sử dụng liều thấp nhất làm giảm urat thoả đáng.

Thuốc Zyloric có thành phần chính là Allopurinol. Thuốc được dùng trong điều trị giảm hình thành acid uric trong những bệnh lý gây lắng đọng acid uric như sỏi thận, viêm khớp do gút. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan