Dùng thuốc không kê toa cho trẻ

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc không kê toa là những thuốc được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc có thể ở nhiều dạng khác nhau như viên, kem hoặc dung dịch nhỏ mắt.

1. Thuốc không kê toa dùng để điều trị bệnh gì?

Nhìn chung thuốc không kê toa được dùng điều trị các bệnh sau:

  • Sốt
  • Ho và cảm lạnh (nếu trẻ trên 6 tuổi)
  • Dị ứng
  • Ban trên da, hăm da hoặc ong đốt

Tiêu chảy hoặc táo bón

2. Làm thế nào cha mẹ biết liều thuốc cần dùng cho trẻ ?

Cha mẹ cần tìm mục “Thông tin thuốc “ trên bao bì của thuốc, đọc phần “ Hướng dẫn sử dụng” sẽ cung cấp lượng thuốc cần dùng và tần suất sử dụng thuốc.

Liều thuốc có thể phụ thuộc cân nặng của trẻ. Nếu cha mẹ không biết cân nặng của trẻ, có thể dùng thuốc theo lứa tuổi của trẻ.

Để lựa chọn đúng liều thuốc cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo:

  • Sử dụng dụng cụ chia liều đi kèm theo sản phẩm thuốc của nhà sản xuất. Nếu loại thuốc không có dụng cụ chia liều, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến nhân viên nhà thuốc, bác sĩ hoặc nhân viên y tế khác.
Nhà thuốc Vinmec
Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến từ nhân viên y tế về cách chia liều cho trẻ

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước mỗi lần sử dụng, ngay cả khi cha mẹ đã từng cho trẻ dùng loại thuốc đó trước đây. Do các thuốc có độ mạnh khác nhau, công ty sản xuất có thể thay đổi liều dùng của thuốc.
  • Cho trẻ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không dùng thuốc cao hơn liều được khuyến cáo.

3. Thuốc không kê toa có tác dụng phụ không ?

Có. Thuốc không kê toa có thể có tác dụng không mong muốn. Tác dụng phụ dựa vào từng loại thuốc. Ở trẻ em biểu hiện triệu chứng có thể khác với tác dụng không mong muốn của người lớn.

4. Có thể dùng cho trẻ hai hoặc nhiều loại thuốc không kê toa cùng lúc không?

Điều này phụ thuộc vào thành phần hoạt chất của từng thuốc. Thành phần hoạt chất của thuốc là một phần của thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Mỗi thuốc có ít nhất một hoạt chất.

Cha mẹ có thể tìm thấy tên thành phần hoạt chất của thuốc ở trên tờ thông tin thuốc do nhà sản xuất cung cấp. Điều quan trọng cha mẹ cần đọc thật kỹ thông tin về thuốc, vì nhiều thuốc điều trị các bệnh khác nhau có dùng một thành phần hoạt chất. Ví dụ, thuốc hạ sốt và thuốc điều trị cảm cúm có cùng thành phần Acetaminophen. Vì vậy, không được dùng cho trẻ hai thuốc có cùng một thành phần hoạt chất vì có thể gây quá liều thuốc đưa đến những phản ứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của trẻ.

Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Trước khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ

5. Khi nào cha mẹ cần gọi nhân viên y tế ?

Cha mẹ có thể gọi cho bác sĩ hoặc y tá khi:

  • Trẻ xuất hiện tác dụng không mong muốn hoặc có vấn đề sau khi dùng thuốc không kê toa
  • Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc trở nên xấu đi sau khi dùng thuốc không kê toa

6. Những điều khác cha mẹ cần biết

  • Cha mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ của trẻ sau mỗi lần đi khám bệnh trước khi trẻ có dấu hiệu ốm. Cha mẹ có thể hỏi những thuốc nào có thể dùng, khi nào sử dụng và sử dụng như thế nào. Theo cách đó, cha mẹ có thể biết cần làm gì khi trẻ bị ốm.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ, điều dưỡng hoặc dược sĩ về cách sử dụng những thuốc mà cha mẹ chưa hiểu rõ
  • Đóng nắp thuốc kỹ sau khi đã mở, và để tránh xa tầm tay của trẻ
  • Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng
  • Hướng dẫn trẻ không được uống những thuốc không kê toa này như kẹo, có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá liều
  • Gọi số điện thoại cấp cứu của bệnh viện gần nhất nếu trẻ dùng thuốc quá liều quy định
Để thuốc xa tầm với trẻ nhỏ, thuốc trẻ nhỏ
Cha mẹ cần để thuốc ở vị trí xa tầm tay của trẻ nhỏ

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: Uptodate.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

474 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan