......

Hạn sử dụng của thuốc

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang _ Dược sĩ lâm sàng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc đó. Cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng của thuốc và công bố trên nhãn thuốc là yêu cầu của Luật Dược đối với mọi nhà sản xuất trước khi thuốc được đưa ra thị trường.

1. Hạn sử dụng của thuốc là gì?

Hạn sử dụng của thuốc được ước tính dựa trên các kiểm định về độ ổn định hóa học, vật lý, vi sinh. Thông thường hạn sử dụng của thuốc là 2-5 năm tùy từng ngày sản xuất và tương ứng với điều kiện bảo quản được khuyến cáo.

>>> Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?

2. Cách hiểu đúng hạn sử dụng của thuốc

2.1 Hạn sử dụng trước khi mở nắp, mở lọ thuốc

Thông thường hạn sử dụng của thuốc thường được ghi trên nhãn thuốc với một số dấu hiệu/ thông tin như sau:

  • HSD (hạn sử dụng)
  • Không sử dụng sau ngày
  • Exp (Expiration)
  • Expiry date
  • Use by (dùng đến ngày)
  • Use before

Hạn sử dụng thường được ghi dưới dạng tháng/ năm, ví dụ hạn sử dụng tháng 12/2020 nghĩa là không nên sử dụng thuốc sau ngày 31/12/2020; nếu hạn sử dụng được ghi dưới dạng ngày, ví dụ 30/12/2020 tức là thuốc không nên sử dụng sau ngày 30/12/2020.

Hạn sử dụng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần xem hạn sử dụng trước khi mở nắp

2.2 Hạn sử dụng sau khi mở nắp, mở lọ thuốc

Một số thuốc có thể cần chuyển dạng sử dụng hoặc thay đổi điều kiện bảo quản sau khi mở nắp ví dụ bột pha hỗn dịch uống, lọ thuốc chứa nhiều viên thuốc trần cần đặc biệt chú ý đến hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản tương ứng.Ví dụ: Zitromax bột pha hỗn dịch uống: 24 tháng kể từ ngày sản xuất và 10 ngày sau khi mở nắp ở nhiệt độ phòng.

3. Xử lý thuốc quá hạn sử dụng?

Thuốc quá hạn sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến lượng thuốc còn hiệu quả và nguy cơ độc tính do các thành phần trong thuốc có thể thay đổi và cũng không được bảo đảm của nhà sản xuất. Do đó không nên sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Nên đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện bảo quản thuốc (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) để đảm bảo thuốc có độ ổn định và an toàn lâu nhất. Tuy nhiên cũng nên lưu ý một số thuốc cũng không nên tiếp tục sử dụng dù còn hạn sử dụng khi đã có dấu hiệu biến đổi (biến màu, chảy nước...).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

51.5K

Bài viết liên quan
  • glogapen
    Công dụng thuốc Glogapen

    Glogapen là thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh hoặc đau có nguyên nhân thần kinh. Thuốc Glogapen cần được sử dụng đúng cách để tránh xảy ra những tác không mong muốn gây nguy hiểm đến tính ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • pantopil
    Công dụng thuốc Pantopil

    Thuốc Pantopil tab là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính, dự phòng loét ...

    Đọc thêm
  • zyvana
    Công dụng thuốc Zyvana

    Thuốc Zyvana có chứa một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết với cơ thể, được dùng như một sản phẩm bổ sung cho người không cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống.

    Đọc thêm
  • tiamcefo
    Công dụng thuốc Tiamcefo

    Tiamcefo là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc Tiamcefo được dùng trong điều trị các nhiễm trùng máu, vết bỏng do vi khuẩn nhạy ...

    Đọc thêm
  • Gilidam
    Công dụng thuốc Gilidam

    Gilidam 1g – bột pha tiêm được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc Gilidam 1g bán theo đơn, sử dụng bởi cán bộ y tế khi có hướng dẫn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Gilidam 1g ...

    Đọc thêm