Lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng alimemazin

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Thắng - Dược sĩ - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Alimemazin là thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng (viêm mũi dị ứng, ho, hắt hơi, sổ mũi; dị ứng ngoài da như mày đay, mẩn ngứa). Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp mất ngủ đột xuất hoặc thoáng qua (do chuẩn bị đi xa hoặc có biến cố cảm xúc...)

1. Tác dụng của thuốc alimemazine

Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, thường khởi phát tác dụng sau 15 – 20 phút và duy trì tác dụng 6 – 8 giờ.

2. Tác dụng không mong muốn khi dùng alimemazine

Giống như tất cả các thuốc khác, alimemazine cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Nhiều người sẽ không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào hoặc chỉ có một vài tác dụng nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp nặng và cần phải điều trị ngay lập tức.

Do đó, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc các cán bộ y tế khác nếu bạn gặp hoặc nghi ngờ gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

Một số tác dụng không mong muốn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Phản ứng dị ứng: nổi mẩn ngoài da như đỏ da, ban xuất huyết, nổi mề đay, sưng phù mắt, mặt, khó thở, khó nuốt (biểu hiện của phù quincke)
  • Bất thường về nhịp tim
  • Co giật
  • Mất phối hợp vận động, run chân tay, khó nuốt hoặc khó nói

Một số tác dụng không mong muốn khác:

  • Buồn ngủ, lơ mơ (đặc biệt khi bắt đầu điều trị)
  • Khô miệng, rối loạn thị giác, đau bụng, bí tiểu, táo bón, hồi hộp, hạ huyết áp

>>> Dấu hiệu khi bị dị ứng thuốc

Buồn ngủ, ngủ ngày, ngáp ngủ mệt mỏi
Sau khi dùng thuốc alimemazine, người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi

3. Các trường hợp không nên sử dụng thuốc alimemazine

Không nên sử dụng thuốc alimemazine trong các trường hợp sau:

  • Tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamin
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Trẻ em bị mất nước (do các bệnh lý như nôn, tiêu chảy, sốt cao...)
  • Người rối loạn chức năng gan, thận, có bệnh lý động kinh, parkinson, bệnh nhược cơ
  • Bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến
  • Đang dùng các thuốc khác có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
  • Tăng nhãn áp (glaucoma góc hẹp)
  • Có tiền sử bệnh về máu (giảm bạch cầu)
  • Khi cần làm các công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo: lái xe, điều khiển máy móc...

4. Một số lưu ý trong sử dụng thuốc

  • Cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về các tiền sử dị ứng, các bệnh lý đang mắc và các thuốc đang dùng trước khi dùng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng thêm các thuốc khác.
  • Nên sử dụng thuốc gần thời điểm đi ngủ vì thuốc gây buồn ngủ.
  • Tránh sử dụng rượu, bia khi uống thuốc vì có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Trao đổi lại với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì khó chịu hoặc bất thường.
  • Không tự ý sử dụng thuốc này cho người khác.
Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có thắc mắc về thuốc đang sử dụng

Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng, do đó, cách tốt nhất không để bị dị ứng và phải dự phòng. Người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.
  • Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.
  • Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan