Những lưu ý khi sử dụng thuốc alaxan trong điều trị giảm đau

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Phượng - Dược sĩ lâm sàng, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thuốc Alaxan là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có chứa các thành phần: Paracetamol với hàm lượng 325mg, Ibuprofen (là một thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid) với hàm lượng 200mg.

1. Tác dụng của thuốc Alaxan

Thuốc có tác dụng giảm đau được chỉ định trong các trường hợp đau nhẹ đến trung bình:

  • Đau cổ, vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.
  • Nhức đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.

2. Cách dùng thuốc Alaxan cho người lớn và trẻ em

Thuốc được sử dụng đường uống và tuân theo chỉ dẫn liều như sau:

  • Người lớn và trẻ em ≥12 tuổi: Uống 1 viên mỗi 6 giờ khi đau hoặc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
  • Thời gian dùng: Không dùng dài hơn 10 ngày nếu không có hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ

3. Tác dụng phụ của thuốc Alaxan

Thuốc ít có tác dụng phụ khi dùng ở liều và thời gian đã khuyến cáo ở mục 2.

Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp: Dị ứng, phản ứng sốc phản vệ.

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải liên quan đến các thành phần của thuốc như sau:

Ibuprofen:

  • Sốt, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban.
  • Viêm mũi, đau bụng, loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày – ruột, lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác, giảm thính lực; thời gian chảy máu kéo dài.
  • Hiếm gặp: Phù, rụng tóc, trầm cảm, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, suy thận cấp, Nguy cơ huyết khối tim mạch.

Paracetamol: Ban da, buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu, thiếu máu, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

4. Những khuyến cáo khi sử dụng thuốc Alaxan

4.1 Không sử dụng thuốc cho các đối tượng

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tiền sử co thắt phế quản, phù mạch, viêm mũi, nổi mề đay, loét dạ dày tá tràng liên quan đến acetylsalicylic acid hay các NSAIDs khác.
  • Suy gan, suy thận, suy tim nặng.
  • 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Đau ngực dữ dội là một trong những triệu trứng bất thường sau phẫu thuật thay van tim
Người bệnh suy tim nặng cần thông báo với bác sĩ trước khi kê đơn

4.2 Thận trọng ở những đối tượng sau

  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Bệnh tim mạch, bạch mạch não.
  • Khi dùng cùng các thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm độc đường tiêu hóa hoặc chảy máu như: warfarin, corticosteroid, thuốc chống kết tập tiểu cầu...
  • Phụ nữ mang thai trong 6 tháng đầu thai kỳ.
  • Người cao tuổi: Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên theo dõi thường xuyên tác dụng phụ của thuốc.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận: Tác dụng không mong muốn sẽ được giảm thiểu tối đa khi sử dụng liều thấp nhất có tác dụng.
  • Không tự ý uống thuốc chung với các thuốc khác chứa paracetamol.
  • Thuốc có chứa lactose: Không dùng trên các bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt hoàn toàn men lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn:

  1. Tờ thông tin sản phẩm
  2. Sổ tay sử dụng thuốc Vinmec
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

486.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc  Alphadaze
    Công dụng thuốc Alphadaze

    Thuốc Alphadaze là thuốc kháng viêm được sử dụng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ như bong gân, chấn thương cấp, tổn thương mô mềm, tan máu bầm, khối tụ máu, phù nề mi mắt, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Stiros
    Công dụng của thuốc Stiros

    Thuốc Stiros là thuốc thuộc phân nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý xương khớp, hạ sốt, giảm đau, viêm thấp khớp, đau dây thần kinh,... Để đảm bảo hiệu ...

    Đọc thêm
  • gót chân bị đau
    Gót chân bị đau nhói, vì sao?

    Đau gót chân là tình trạng khá phổ biến, có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhói, đau âm ỉ, bỏng rát và khó đi lại, hạn chế vận động. Vậy gót chân bị đau nhói vì sao?

    Đọc thêm
  • goltolac
    Công dụng thuốc Goltolac

    Thuốc Goltolac thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, ngoài việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thì ...

    Đọc thêm
  • Apuric 100
    Công dụng thuốc Apuric 100

    Thuốc Apuric 100 có thành phần hoạt chất chính là Allopurinol với hàm lượng 100mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, nhóm thuốc chống viêm phi Steroid. Đồng thời, ...

    Đọc thêm