Tác dụng thuốc Amlothepam

Thuốc Amlothepam có thành phần chính là Amlodipin, thường được sử dụng trong điều các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, tăng huyết áp, ... Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Amlothepam trong bài viết dưới đây.

1. Amlothepam là thuốc gì?

Thuốc Amlothepam được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá - VIỆT NAM và được lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-10598-10. Amlothepam được xếp vào nhóm thuốc tim mạch. Thành phần hoạt chất chính của AmlothepamAmlodipin.

Dạng bào chế: viên nang cứng, mỗi viên chứa 5mg Amlodipin và các tá dược khác của nhà sản xuất.

Dạng đóng gói: vỉ 10 viên nang cứng, mỗi hộp gồm 10 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Thuốc Amlothepam có tác dụng gì?

Amlodipin là chất đối kháng kênh calci thuộc nhóm dehydropyridin, có tác dụng chống đau thắt ngực và chống tăng huyết áp. Cơ chế tác dụng của Amlodipin là ức chế calci đi vào màng tế bào cơ tim và cơ trơn của thành mạch máu bằng cách chặn kênh calci chậm của màng tế bào. Điều này dẫn đến giảm cơ trương lực cơ trơn mạch máu (tiểu động mạch) và giảm sức cản ngoại biên, kết quả là làm hạ huyết áp.

Tác dụng chống đau thắt ngực của Amlodipin chủ yếu là giãn các tiểu động mạch ngoại vi và giảm hậu gánh tim.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Amlothepam

Thuốc Amlothepam được chỉ định trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Amlothepam trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Amlothepam
  • Phụ nữ mang thai
  • Bà mẹ cho con bú

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Amlothepam

Để thuốc Amlothepam phát huy tốt hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, điều chỉnh liều lượng và đường dùng thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung Amlothepam với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ cũng mắc tăng huyết áp, đau thắt ngực.

Liều lượng:

Liều điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực ở người lớn: khởi đầu với 5mg/lần/ngày, có thể tăng liều đến tối đa 10mg/ngày theo tùy theo dung nạp và đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Cần điều chỉnh liều thuốc Amlothepam ở bệnh nhân suy gan.

Khi dùng đồng thời Amlothepam với thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển không cần chỉnh liều.

Xử trí như thế nào khi quên một liều thuốc Amlothepam?

  • Khi quên liều, hãy uống một liều khác thay thế. Nếu đã đến gần lần dùng thuốc tiếp theo có thể bỏ qua, không thêm liều hoặc uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Xử trí như thế nào khi quá liều thuốc Amlothepam?

  • Khi bệnh nhân có biểu hiện quá liều (hạ huyết áp kéo dài và nặng, ...), cần nhanh chóng đưa đến trung tâm cấp cứu gần nhất để xử trí. Người nhà cần mang theo sổ khám bệnh và tất cả thuốc điều trị của bệnh nhân, bao gồm thuốc uống, bôi, tiêm, ... để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
  • Xử trí cho bệnh nhân bao gồm hỗ trợ tim mạch tích cực (giám sát chức năng tim mạch và hô hấp, kê cao chi, theo dõi dịch tuần hoàn và lượng nước tiểu). Nếu bệnh nhân không có chống chỉ định dùng thuốc co mạch có thể sử dụng để hồi phục trương lực mạch và huyết áp. Tiêm calci gluconat tĩnh mạch có thể giúp cho việc phục hồi tác dụng chẹn kênh calci.

5. Tác dụng không mong muốn

Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Amlothepam có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu nếu bệnh nhân có biểu hiện của dị ứng sau khi dùng thuốc như mày đay, mẩn đỏ, sưng cổ họng, mặt, môi, lưỡi, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết, áp, ...

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khác như: mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, phù, buồn nôn, đau bụng, cơn bừng đỏ, hồi hộp, choáng váng, thay đổi hoạt động tiêu hóa, đau khớp, suy nhược, khó thở, khó tiêu, tăng sản lợi, vú to ở đàn ông, bất lực, tiểu tiện nhiều lần, thay đổi tính khí, đau cơ, ngứa, nổi mẩn, loạn thị giác, ... rất hiếm gặp nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim.

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng Amlothepam.

6. Tương tác thuốc Amlothepam

Khi phải điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau, có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc hoặc tương tác giữa thuốc và thực phẩm, điều này dẫn tới thay đổi sinh khả dụng, tác dụng, thậm chí gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ung thư, suy gan, suy thận, ... cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.

Vì vậy, để được kê đơn an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như các bệnh lý đang mắc phải. Đồng thời, cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ về một số loại thực phẩm, đồ uống (như rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lên men,...) có thể tương tác với thuốc.

Các thuốc có thể tương tác với Amlothepam như: thuốc kháng viêm không steroid NSAID, Estrogen, thuốc kích thích thần kinh giao cảm.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Amlothepam

Sử dụng Amlothepam trong thai kỳ và thời kỳ cho con bú: cần cân nhắc thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai, cho con bú. Khi bắt buộc phải sử dụng, luôn xem xét giữa lợi ích điều trị cho mẹ và rủi ro gây ra cho thai nhi, trẻ nhũ nhi.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Amlothepam ở những bệnh nhân hẹp động mạch chủ, suy tim sung huyết, suy gan, thẩm phân.

8. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Amlothepam trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Để Amlothepam tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Thuốc Amlothepam có hạn sử dụng là 36 tháng, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.

Không vứt thuốc Amlothepam vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.

Trên đây là những công dụng thuốc Amlothepam, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để việc sử dụng thuốc được hiệu quả, an toàn cũng như mang đến kết quả điều trị bệnh được tốt nhất.

56 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan