Thuốc Mebilax có tác dụng gì?

Thuốc Mebilax là thuốc được dùng để điều trị tình trạng đau nhức mãn tính của các bệnh xương khớp. Thuốc Mebilax có thành phần chính là hoạt chất meloxicam kháng viêm cực mạnh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng là Mebilax 7,5mg và Mebilax 15mg.

1. Thuốc Mebilax có tác dụng gì?

Thuốc Mebilax thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), có thành phần chính là meloxicam. Thuốc Mebilax được bào chế dưới dạng viên nén, có hàm lượng là 7,5mg và 15mg. Meloxicam là hoạt chất có tính kháng viêm mạnh đối với hầu hết các loại viêm.

Thuốc Mebilax có các tác dụng chính là giảm đau và chống viêm, ngoài ra còn có hạ sốt và chống tập kết tiểu cầu, tuy nhiên tác dụng hạ sốt của thuốc kém hơn nên ít được đề cập đến. Thuốc được dùng trong điều trị tình trạng đau nhức mãn tính của các bệnh sau:

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Mebilax

Thuốc Mebilax chỉ được sử dụng ở người lớn. Liều dùng thuốc Mebilax 7,5mg và Mebilax 15mg cụ thể cho từng trường hợp đối tượng như sau:

  • Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp: 1 viên Mebilax 15mg/ngày, có thể giảm liều còn 1 viên Mebilax 7,5mg/ngày tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh.
  • Thoái hóa khớp (cơn đau cấp): 1 viên Mebilax 7,5mg/ngày, có thể tăng lên 1 viên Mebilax 15mg/ngày.
  • Người cao tuổi, có nguy cơ gặp tác dụng phụ nên bắt đầu với liều dùng là 1 viên Mebilax 7,5mg/ngày.
  • Người bị suy thận, chạy thận nhân tạo: Không quá 7,5mg/ngày.
thuốc Mebilax
Thuốc Mebilax cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

3. Tác dụng phụ của thuốc Mebilax

Thuốc Mebilax có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất như sau:

  • Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón. Ngoài ra, có thể gặp các tác dụng phụ khác như ngứa, phát ban, phù nề, đau đầu, thiếu máu.
  • Ít gặp: Tăng huyết áp, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực, ù tai, chóng mặt, viêm miệng, viêm thực quản, ợ hơi, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, nổi mày đay, buồn ngủ, thay đổi một số chỉ số nếu xét nghiệm như tăng bilirubin, transaminase, ure máu, creatinin, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  • Hiếm gặp: Thuốc Mebilax hiếm khi gây viêm dạ dày, loét thủng dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm gan, hen phế quản, nổi ban hồng trên da, da nhạy cảm hơn với ánh nắng, phù mạch thần kinh, hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson, choáng phản vệ.

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Mebilax

Thuốc Mebilax không được dùng đối với những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng với thuốc kháng viêm không có steroid, aspirin hoặc có triệu chứng nổi mày đay, phù mạch thần kinh, hen phế quản, phù Quincke sau khi dùng thuốc.
  • Người bị bệnh loét tá tràng, dạ dày đang tiến triển, xuất huyết dạ dày, xuất huyết não. Thận trọng khi dùng thuốc Mebilax ở những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc chống đông. Nếu có triệu chứng loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa cần ngừng thuốc ngay lập tức.
  • Người bị suy gan, suy thận nặng. Ngừng thuốc ngay lập tức nếu thay tăng transaminase hoặc các chỉ số chức năng gan khác.
  • Phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ) và nuôi con cho bú.

Ngoài ra, cần thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, các loại thực phẩm chức năng và thảo dược.

Thuốc Mebilax có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm: thuốc kháng viêm không chứa steroid khác, thuốc chống đông, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc có thành phần là Lithium, Methotrexate.

Thuốc Mebilax có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức ở người bị bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, hư khớp, viêm khớp dạng thấp, ... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan