Thuốc Siloxogene có tác dụng gì?

Thuốc Siloxogene được bào chế dưới dạng viên nén được sử dụng để điều trị một số vấn đề trên đường tiêu hóa. Vậy Siloxogene là thuốc gì?

1. Thuốc Siloxogene trị bệnh gì?

Thuốc Siloxogene là thuốc gì? Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa với thành phần gồm Aluminium Hydroxide, Magnesi Hydroxide và Simethicone.

Trong đó, Aluminium Hydroxide, Magnesi Hydroxide là những thành phần thường có trong Antacid, có tác dụng trung hòa acid clohydric trong dạ dày. Nhờ khả năng trung hòa này, thuốc làm giảm các triệu chứng liên quan tới tình trạng thừa acid dịch vị. Thành phần Simethicone làm giảm sức căng bề mặt của bọt khí trong dạ dày, làm cho các bọt này tụ lại, thoát ra ngoài dễ dàng, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng.

Thuốc Siloxogene được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày: Ợ nóng, ợ chua (gồm các bệnh có liên quan tới viêm, loét đường tiêu hóa);
  • Điều trị chứng ợ chua ở các thai phụ;
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tăng tiết acid, đầy hơi, không dung nạp quá mức với đồ ăn, thức uống.

Thuốc Siloxogene chống chỉ định trong những trường hợp sau:

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Siloxogene

2.1. Cách dùng

Khi sử dụng thuốc Siloxogene, người bệnh cần nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên dùng thuốc sau khi ăn.

2.2. Liều dùng

  • Người lớn: Nhai 1 - 2 viên/lần, dùng liều 3 - 4 lần/ngày sau khi ăn xong;
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Dùng liều bằng 1⁄2 liều của người lớn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

2.3. Quá liều

Biểu hiện khi dùng thuốc Siloxogene quá liều khá giống với các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm độc gan, thận. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi kỹ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp, đề phòng tình trạng nguy hiểm. Tốt nhất người bệnh nên thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

2.4. Quên liều

Người bệnh nên tránh quên liều thuốc Siloxogene. Nếu quên liều, nên bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo như kế hoạch. Đặc biệt, không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Siloxogene

Khi sử dụng thuốc Siloxogene, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó là:

  • Táo bón nhẹ;
  • Nhuận tràng hoặc tiêu chảy;
  • Buồn nôn và nôn ói;
  • Phân lốm đốm hoặc nhạt màu;
  • Đau bụng do co thắt dạ dày.

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ không mong muốn có liên quan tới việc sử dụng thuốc để được can thiệp xử trí kịp thời.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Siloxogene

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Siloxogene:

  • Sử dụng các antacid có thể che giấu các triệu chứng xuất huyết nội thứ phát do các loại thuốc chống viêm không steroid;
  • Thuốc Siloxogene có chứa Magnesi nên có thể gây tiêu chảy;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Siloxogene cho bệnh nhân suy thận;
  • Trong chế độ ăn ít photpho, thuốc có thể gây thiếu photpho;
  • Không dùng thuốc nếu có các triệu chứng viêm ruột hoặc viêm ruột thừa. Nên thực hiện kiểm tra để xác định chính xác;
  • Uống thuốc Siloxogene cách xa các thuốc khác khoảng 1 - 2 giờ;
  • Có một số người nhạy cảm với các phản ứng bất thường của thuốc nên có thể gặp bất lợi nếu lái xe, vận hành máy móc,... Cần kiểm tra đáp ứng của từng người trước khi thực hiện những công việc phức tạp;
  • Chỉ sử dụng thuốc Siloxogene khi thật cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ đối với bà mẹ mang thai và đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc Siloxogene

Một số tương tác thuốc Siloxogene gồm: Thuốc Siloxogene có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc khi được uống đồng thời (gồm acetaminophen, alendronate, cefpodoxime, diazepam, grepafloxacin, tetracyclin, các anticholinergic, cimetidin, indomethacin, digoxin, isoniazid, các chế phẩm có chứa sắt, các phenothiazine, các vitamin tan trong dầu,...). Do đó, nên uống thuốc Siloxogene cách xa các thuốc khác từ 1 - 2 giờ.

Trong thời gian sử dụng thuốc Siloxogene, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, tránh việc tăng hoặc giảm liều. Đồng thời, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng để được tư vấn cách dùng thuốc phù hợp, tránh tương tác thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan