Thuốc Zapnex 10 có những tác dụng phụ nào?

Thuốc Zapnex 10 là một loại thuốc tâm thần thuộc nhóm thuốc chống loạn thần không điển hình. Thuốc được sử dụng cho bệnh mới khởi phát hoặc cần điều trị trong thời gian dài. Để quá trình sử dụng đạt kết quả như kỳ vọng người bệnh cần nắm rõ những yêu cầu về thuốc Zapnex 10.

1. Thuốc zapnex 10 là gì?

Thuốc Zapnex 10 là một loại thuốc hoạt động trong não để điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Thuốc còn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai (SGA) hoặc thuốc chống loạn thần không điển hình. Zapnex 10 tái cân bằng dopamine và serotonin để cải thiện suy nghĩ, tâm trạng và hành vi.

  • Thành phần của thuốc: Olanzapine 10mg
  • Dạng bào chế: viên nén bao phim

2. Công dụng của thuốc Zapnex 10

Zapnex 10 là một loại thuốc tâm thần được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần gây ra ảo giác, suy nghĩ méo mó, mất hứng thú với cuộc sống và cảm xúc mãnh liệt hoặc không phù hợp. Bên cạnh đó thuốc Zapnex 10 cũng được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực, một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi thời gian kéo dài xen kẽ hưng cảm và trầm cảm. Thuốc thường được kê cho những người từ 13 tuổi trở lên. Thuốc có hiệu quả bằng cách mang lại những thay đổi trong hoạt động của não.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Zapnex 10

3.1. Tâm thần phân liệt ở người lớn

  • Ban đầu 5-10 mg mỗi ngày

3.2. Tâm thần phân liệt ở trẻ em

  • Dưới 13 năm: Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả
  • 13-17 tuổi: 2,5-5 mg mỗi ngày uống ban đầu
  • Liều lượng mục tiêu, 10 mg mỗi ngày
  • Điều chỉnh tăng giảm 2,5-5 mg; phạm vi liều lượng, 2,5-20 mg mỗi ngày

3.3. Hưng cảm

  • Liều khởi đầu cho người bị hưng cảm là 15mg/ngày.

3.4. Trầm cảm

  • Liều dùng là 5mg/ngày. Có thể điều chỉnh từ 5-12.5mg nhưng tối đa là 18mg/ngày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zapnex 10

Khi dùng thuốc người bệnh có thể đối diện với một vài tác dụng phụ như: Huyết áp thấp, buồn ngủ, các triệu chứng ngoại tháp, bồn chồn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, tăng prolactin, tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn, khô miệng, khó tiêu....

Bên cạnh đó cũng có một số ít bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ hiếm gặp hơn như: tăng nồng độ trong máu, giảm ham muốn tình dục, loãng xương... Với những biểu hiện bất thường này, giải pháp tối ưu nhất người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ kê đơn nhằm có những chỉ định phù hợp.

5. Những loại thuốc nào có thể tương tác với Zapnex 10?

Zapnex 10 có thể ngăn chặn tác dụng của các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson như carbidopa, bromocriptine, pramipexole, ropinirole và những thuốc khác. Zapnex 10 cũng có thể làm giảm huyết áp của người sử dụng.

Thuốc an thần, chẳng hạn như lorazepam và diazepam có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt hoặc buồn ngủ khi dùng kết hợp với Zapnex 10. Nguy cơ này tăng lên khi các loại thuốc này được dùng dưới dạng tiêm.

Ngoài những thông tin quan trọng trên bệnh nhân có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về những vấn đề cần quan tâm khi dùng thuốc Zapnex 10. Bất cứ loại thuốc nào cũng đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất khi được dùng đủ liều lượng, đúng đối tượng và mục đích ban đầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan