Tìm hiểu những tác dụng phụ khi dùng Bleomycin

Thuốc Bleomycin được biết đến là một kháng sinh sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Biết được cơ chế tác dụng của bleomycin là gì và tác dụng phụ của bleomycin có thể xảy ra trong quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân nâng cao tuân thủ khi sử dụng thuốc.

1. Bleomycin là thuốc gì?

Bleomycin là một kháng sinh nhóm glycopeptid. Tính chất vật lý của bleomycin là tan trong nước và có tác dụng gây độc với tế bào.

2. Cơ chế tác dụng của bleomycin

Bleomycin liên kết trực tiếp với ADN và tạo thành gốc tự do làm đứt các đoạn ADN. Nhờ tác dụng ức chế tổng hợp ADN dẫn đến ức chế sự phân chia và tăng trưởng của tế bào khối u. Bleomycin chỉ cho tác dụng đặc hiệu trên sinh tổng hợp ADN, không ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp ARN hoặc sinh tổng hợp protein của tế bào khối u.

Tác dụng của thuốc bleomycin đạt tối đa trong chu trình tế bào pha M của khối u và quá trình chuyển từ pha G1 đến pha S, tuy nhiên pha G2 cũng cho thấy sự nhạy cảm với thuốc bleomycin.

Mẫu xét nghiệm adn
Bleomycin chỉ cho tác dụng đặc hiệu trên sinh tổng hợp ADN

Ngoài tác dụng lên khối u, thuốc bleomycin gần như không cho có tác dụng vào khác. Khi tiêm tĩnh mạch bleomycin có tác dụng gần giống với histamin lên huyết áp, tăng thân nhiệt.

3. Chỉ định điều trị của Bleomycin

  • Điều trị carcinom tế bào vảy, carcinom tinh hoàn, carcinom tuyến giáp, phổi hoặc bàng quang
  • U lympho Hodgkin hoặc không Hodgkin, u hắc tố ác tính có di căn
  • Dùng trong tràn dịch màng phổi ác tính như một tác nhân làm xơ cứng.

4. Chống chỉ định của Bleomycin

  • Nhiễm khuẩn phổi cấp tính
  • Bệnh nhân có chức năng phổi suy giảm mạnh.
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang cho con bú.
phụ nữ cho con bú
Bleomycin không được chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

5. Tác dụng phụ của bleomycin

  • Bleomycin tương đối ít độc trên tủy xương, tác dụng phụ của bleomycin thường gặp nhất là trên da và phổi (độc với phổi)
  • Đau/đỏ ở nơi tiêm thuốc
  • Sốt, cảm giác ớn lạnh
  • Màu da sậm màu đi (da đổi màu đỏ, nhiễm sắc tố) da dày lên, xuất hiện mụn nước, vàng mắt hoặc thay đổi màu sắc của móng tay/móng chân
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, ăn không thấy ngon, sụt cân: nên chia nhỏ bữa ăn hoặc hạn chế hoạt động mạnh sau khi ăn có thể giúp cải thiện tình trạng này.
  • Rụng tóc
  • Loét môi, họng.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh
  • Cảm giác tê, ngứa ran, lạnh bàn tay/bàn chân
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu, da xanh xoa, ho ra máu, nôn ra máu hoặc chất nôn có màu giống như cà phê
  • Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng (đau dai dẳng)
  • Xuất hiện các vấn đề về thận (thay đổi lượng nước tiểu, nước tiểu có màu hồng)
  • Thay đổi trạng thái tâm thần, tâm trạng (hay nhầm lẫn)
  • Yếu một bên cơ thể, đau ngực, thay đổi thị lực thì cần đi cấp cứu ngay
  • Phát ban, ngứa/sưng mặt/lưỡi/cổ họng
  • Hiếm khi gây chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.
  • Giảm bạch cầu (có thể hồi phục), giảm tiểu cầu.
Ý nghĩa chỉ số bạch cầu, tiểu cầu trong nhiễm trùng hô hấp
Sử dụng Bleomycin có thể làm suy giảm bạch cầu, tiểu cầu

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bleomycin

  • Tuân thủ việc dùng thuốc Bleomycin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bleomycin có thể làm thay đổi hoạt động của các thuốc dùng chung hoặc làm gia tăng tác dụng phụ. Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết danh sách những thuốc đang dùng cho bác sĩ xem xét.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc hoặc tự ý đổi liều lượng mà không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai
  • Sử dụng bleomycin thì không nên cho con bú.
  • Trao đổi với các bác sĩ bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Bleomycin hoặc xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ theo tờ hướng dẫn, tránh nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt hoặc có ánh nắng trực tiếp.
  • Nếu quên một liều hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều kế tiếp thì phải bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp bình thường, không dùng gấp đôi.
  • Không vứt thuốc Bleomycin vào toilet hoặc đường ống dẫn nước thải.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan