Tương tác giữa thuốc chứa paracetamol - rượu và vấn đề về gan

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy là thuốc tương đối an toàn, nhưng cũng như những thuốc khác, paracetamol có tương tác cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Một trong số đó là tương tác giữa paracetamol và rượu.

1. Tổng quan về thuốc chứa Paracetamol

Paracetamolthuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Ở Mỹ và Canada, Paracetamol có tên gọi khác là Acetaminophen. Tác dụng hạ sốt của Paracetamol do thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.Với liều điều trị, paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, loét hoặc chảy máu dạ dày. Do đó, Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau đặc biệt phù hợp ở người cao tuổi, trẻ em, người có chống chỉ định dùng salicylat hoặc các NSAID khác.

Thuốc giảm đau Paracetamol có nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng viên nén, dạng viên sủi, viên nén tác dụng kéo dài, dạng viên đạn dùng đường hậu môn, gói để pha dung dịch uống, dạng tiêm truyền,... Paracetamol tương đối an toàn khi dùng ở liều điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc khác, Paracetamol có các tương tác thuốc cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Một trong những tương tác cần lưu ý để sử dụng thuốc an toàn là tương tác giữa Paracetamol và rượu.

XEM THÊM: Độc tính trên gan của paracetamol

Paracetamol có tác dụng gì
Paracetamol có tác dụng giảm đau hiệu quả

2. Tương tác giữa thuốc chứa Paracetamol- rượu và vấn đề về gan

Tuy là thuốc tương đối an toàn, tuy nhiên khi dùng quá liều, Paracetamol có thể gây tổn thương gan nặng. Ở những người nghiện rượu, nguy cơ gây độc cho gan khi dùng Paracetamol sẽ tăng lên. Tuy hiếm gặp nhưng có thể gây các tình trạng rất trầm trọng như viêm gan tử vong hoặc suy gan nặng gần ghép gan. Cơ chế của hiện tượng này được cho là do nghiện rượu mạn tính gây cảm ứng các enzym ở microsom gan, hiện tượng này sẽ làm quá trình chuyển hóa thuốc chứa Paracetamol nhanh hơn, đồng thời tăng sản xuất các chất có hại cho gan.

Nếu người bệnh nghiện rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc Paracetamol xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau khớp, sưng tấy, mệt mỏi, phát ban, ngứa da, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, vàng da, vàng mắt,... hãy báo ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

XEM THÊM: Vì sao không nên dùng thuốc Paracetamol để giảm đau đầu do rượu?

Tổn thương gan
Thuốc chứa Paracetamol có thể làm suy giảm chức năng gan khi sử dụng quá liều

3. Các lưu ý để ngăn ngừa tương tác giữa thuốc chứa Paracetamol- rượu

Để ngăn ngừa nguy cơ viêm gan, hoại tử gan khi sử dụng Paracetamol ở người sử dụng rượu thời gian dài, nên chú ý thực hiện các biện pháp như sau:

  • Ở những người nghiện rượu mãn tính nên tránh sử dụng Paracetamol thường xuyên. Nếu có sử dụng hãy dùng liều lượng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, tránh sử dụng quá liều. Liều dùng thông thường của Paracetamol là 10-15mg/kg/lần, giữa hai lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu 5-6 giờ. Người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên không dùng quá 4g/ngày.
  • Không dùng Paracetamol để giảm đau đầu do uống rượu. Dùng paracetamol sau khi uống rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, gây nguy cơ tổn thương gan. Để giảm đau đầu do uống rượu, có thể thực hiện các cách khác như uống nhiều nước, bổ sung vitamin C và chất điện giải, ăn cháo loãng hoặc súp để bổ sung muối kali, natri,... giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Ngoài tương tác với Paracetamol thì rượu còn tương tác với nhiều thuốc khác, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó hãy hạn chế rượu bia, thực hiện các thói quen tốt như tích cực tập luyện thể thao, chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com, nhs.uk, nps.org.au, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan