7 dấu hiệu đường ruột không khỏe mạnh và cách cải thiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sức khoẻ của ruột có tầm quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể. Mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch, tâm trạng, sức khỏe tâm thần, bệnh tự miễn, rối loạn nội tiết,...đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về lĩnh vực này.

1. Hệ vinh sinh vật đường ruột

Thuật ngữ hệ vi sinh vật đường ruột được sử dụng để đề cập cụ thể đến các vi sinh vật sống trong ruột. Thông thường trong đường tiêu hoá của con người có khoảng 300 đến 500 loài vi khuẩn khác nhau tồn tại. Trong khi một số vi sinh vật có hại cho sức khỏe thì cũng có nhiều vi sinh vật vô cùng có lợi và thậm chí chúng khá cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.

Theo Tiến sĩ EM Quigley trong nghiên cứu của mình về vi khuẩn đường ruột trên Tạp chí Tiêu hóa và Gan mật, có nhiều loại vi khuẩn tốt này trong đường ruộtgiúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, nhằm cải thiện các triệu chứng trầm cảm, giúp chống béo phì và cung cấp vô số lợi ích khác.

2. Dấu hiệu đường ruột không khỏe mạnh

Một số tác nhân của cuộc sống hiện đại như mức độ stress cao, ngủ quá ít, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và có chứa nhiều đường, cùng với việc sử dụng kháng sáng không đúng dẫn đến làm hỏng hệ vi sinh vật đường ruột. Đồng thời gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, hơn nữa còn làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và thậm chí có thể là nguyên nhân tiến triển bệnh ung thư.

2.1. Bụng chướng

Rối loạn dạ dày bao gồm đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và ợ chua đều có thể được xem như dấu hiệu của một đường ruột kém. Vi sinh đường ruột cân bằng sẽ ít gặp khó khăn hơn khi tiêu thụ thức ăn và loại bỏ chất thải.

2.2. Chế độ ăn nhiều đường

Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng đường cao có nguy cơ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây nên sự mất cân bằng. Từ đó, tăng cảm giác thèm ăn đường. Lượng đường tinh luyện cao, bao gồm siro ngô có hàm lượng fructose cao sẽ liên quan đến gia tăng chứng viêm, tiền đề của một số bệnh hoặc thậm chí có thể ung thư

2.3. Thay đổi trọng lượng không mong muốn

Cân nặng thay đổi mà không thay đổi chế độ ăn hoặc thói quen luyện tập được xem như dấu hiệu của đường ruột không khỏe. Khi đó, gây nên sự mất cân bằng vi sinh đường ruột và có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như điều chỉnh hàm lượng đường trong máu và lưu trữ chất béo cơ thể. Giảm cân có thể do vi khuẩn ruột non phát triển quá mức, nhưng ngược lại tăng cân lại do kháng insulin hoặc cảm giảm thèm ăn quá mức được gây ra bởi việc giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

2.4. Rối loạn giấc ngủ

Đường ruột không khỏe mạnh có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ không ngon, và do đó dẫn đến mệt mỏi mãn tính. Phần lớn các hormon bao gồm serotonin, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ, được sản xuất trong ruột. Vì vậy, tổn thương đường ruột có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ. Thêm vào đó, một số rối loạn giấc ngủ cũng có liên quan đến nguy cơ đau cơ xơ hóa.

Rối loạn giấc ngủ báo hiệu đường ruột yếu
Rối loạn giấc ngủ báo hiệu đường ruột yếu

2.5. Kích ứng da

Ruột bị tổn thương có thể liên quan đến các bệnh về da như bệnh chàm. Khi viêm ruột xảy ra có thể làm tăng tiết protein ra ngoài cơ thể, dẫn đến kích ứng da.

2. 6. Điều kiện tự miễn dịch

Các nhà nghiên cứu ngày nay liên tục tìm ra bằng chứng mới về tác động của ruột đối với hệ thống miễn dịch. Người ta cho rằng đường ruột không khỏe có thể được xem như yếu tố nguy cơ tăng chứng viêm hệ thống đồng thời thay đổi hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến các bệnh tự miễn dịch.

2. 7. Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm có thể do khó tiêu hóa một số loại thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm có thể do chất lượng kém của vi khuẩn trong ruột, dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn kích thích và gây ra các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.

3. Các phương pháp giúp cho đường ruột khỏe mạnh

3.1. Giảm mức độ stress

Mức độ stress cao ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả đường ruột. Một số hoạt động như thiền, đi bộ, dành thời gian cho bạn bè, người thân, sử dụng tinh dầu, giảm lượng caffein, tập yoga... có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng.

3.2. Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc và đủ chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.

3.3. Ăn chậm

Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.

3.4. Giữ đủ nước

Các nghiên cứu đã chứng minh uống nhiều nước có tác dụng có lợi cho niêm mạc ruột, cũng như cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.

3.5. Uống prebiotic hoặc probiotic

Đường ruột yếu nên uống gì? Bổ sung prebiotic hoặc probiotic vào chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotics cung cấp “thức ăn” có nghĩa là thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, trong khi probiotics là vi khuẩn sống có lợi. Những người có triệu chứng liên quan đến viêm ruột hoặc ruột yếu không nên dùng men vi sinh. Các chất bổ sung probiotic và prebiotics đều có lợi cho sức khỏe đường ruột tuy nhiên không phải lúc nào hai chất này cũng được lựa chọn để bổ sung. Trong trường hợp cần bổ sung hai chất này bạn nên tham vấn bác sĩ.

3.6. Kiểm tra sự không dung nạp thực phẩm

Các triệu chứng như chuột rút, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, phát ban, buồn nôn, mệt mỏi và trào ngược axit... xuất hiện có thể được xem như dấu hiệu đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Bạn nên thử tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng để có thể tìm được nguyên nhân cụ thể liên quan đến đường ruột.

Tình trạng chướng bụng xuất hiện cảnh báo đường ruột yếu
Tình trạng chướng bụng xuất hiện cảnh báo đường ruột yếu

3.7. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Giảm tiêu thụ lượng thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường và nhiều chất béo có thể góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và protein nạc có thể tác động tích cực đến đường ruột. Chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh đóng góp rất nhiều vào hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

4. 4 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Chế độ ăn uống có mối liên quan tới sức khỏe đường ruột. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện để duy trì một hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Vì những thực phẩm này tiêu diệt vi khuẩn có lợi và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm bạn có thể ăn để tích cực thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, góp phần vào sức khỏe tổng thể của bạn. Những thực phẩm này bao gồm:

4.1. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu, đậu Hà Lan, yến mạch, chuối, quả mọng, măng tây và tỏi tây đã cho thấy tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột trong nhiều nghiên cứu.

4.2. Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men bao gồm kim chi, dưa cải bắp, sữa chua, tempeh, miso và kefir được xếp vào những nguồn cung cấp probiotics tuyệt vời. Mặc dù tác dụng của những loại thực phẩm này có thể khác nhau, nhưng lợi ích của chúng đối với hệ vi sinh vật đường ruột đã được các nghiên cứu chứng minh.

4.4. Thực phẩm tăng sinh collagen

Thực phẩm giàu collagen bao gồm nước hầm xương và cá hồi có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể và đặc biệt sức khỏe đường ruột. Nhiều lợi ích trong số này thuộc những kết luận mang tính giai thoại và có thể nghiên cứu thêm. Bạn cũng có thể tăng cường sản xuất collagen của cơ thể thông qua thực phẩm.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan