Ai thực sự cần chế độ ăn không có gluten?

Gluten là một loại protein có chứa trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Nhiều người cho rằng khi thực hiện một chế độ ăn không gluten sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy thực sự ăn kiêng gluten trong thực phẩm có thực sự tốt cho cơ thể hay không và những ai cần phải thực hiện chế độ này?

1. Gluten là gì?

Gluten là gì? Đây là một loại protein có chứa trong lúa mạch đen, lúa mì và lúa mạch. Hiện nay có khoảng 2% số người dân mắc phải bệnh Celiac phải thực hiện chế độ ăn không gluten để tránh tình trạng viêm ruột.

2. Những đối tượng nào cần thực hiện chế độ kiêng gluten?

Theo các chuyên gia, một số đối tượng nhất định sẽ được chỉ định thực hiện chế độ kiêng gluten như:

  • Bệnh Celiac: Đây là một loại bệnh không dung nạp gluten dẫn đến niêm mạc ruột non bị tổn thương do hoạt động của hệ miễn dịch. Người mắc bệnh này nếu không kiêng gluten thì có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Ngoài ra, bệnh Celiac còn gây ra chứng rối loạn tự miễn.
  • Người nhạy cảm với gluten không phải do bệnh Celiac gây ra: Bệnh nhân thường có các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và đau đầu. Các triệu chứng này tuy giống với bệnh Celiac nhưng không có các tổn thương ở ruột non.
  • Rối loạn điều hòa gluten: Đây là rối loạn do chính hệ thống miễn dịch gây ra (tự miễn) làm ảnh hưởng đến các mô thần kinh, tạo nên mất chuyển động của cơ bắp.
  • Dị ứng tinh bột hoặc dị ứng lúa mì làm cho hệ miễn dịch coi gluten và các loại protein khác như là tác nhân gây bệnh (ví dụ vi khuẩn hoặc vi khuẩn). Hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể để chống lại các protein này và có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường thở. Do đó chế độ ăn không chứa gluten được nghiên cứu rằng sẽ tốt cho sức khỏe để tránh phản ứng của lúa mì và các loại tinh bột gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh về lợi ích của chế độ này đối với những người không có dấu hiệu với gluten.
chế độ ăn không gluten
Chế độ ăn không gluten sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Xây dựng kế hoạch ăn kiêng gluten như thế nào?

3.1. Các loại thực phẩm có thể sử dụng

  • Các thực phẩm không chứa gluten tự nhiên bao gồm thịt nạc, sữa ít béo, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten và chất béo lành mạnh.
  • Khi thực hiện chế độ ăn này cần bổ sung thêm chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như rau dền, kasha, kê và quinoa cũng như từ các loại trái cây và rau.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten, chẳng hạn như rau dền, quinoa, kiều mạch, teff, kê, ngô và gạo, là những nguồn tự nhiên tốt của folate, thiamin, riboflavin, niacin và sắt.

3.2. Những loại thực phẩm không được sử dụng

  • Lúa mì ở mọi dạng bao gồm bột mì đặc, bột mì farina, bột mì graham, bột báng và bột mì.
  • Lúa mạch và các sản phẩm từ mạch nha.
  • Lúa mạch đen.
  • Triticale.
  • Các sản phẩm chế biến sẵn trên thị trường, thường chứa nhiều carbohydrate tinh chế, chất béo, đường và muối - giống như các sản phẩm có chứa gluten.
  • Không nên thay thế các thực phẩm chứa gluten bằng nhiều thịt đỏ, sữa chưa tách béo, rau củ nhiều tinh bột, đồ ngọt và chất béo, vì có thể dẫn đến lượng cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo cao hơn một cách không mong muốn.
  • Tạo thói quen đọc nhãn khi đi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn, chú ý để xác định xem có chứa gluten hay không. Các loại thực phẩm chứa lúa mạch, lúa mạch đen hoặc triticale đều phải được dán nhãn có chứa tên loại hạt trên đó. Việc dán nhãn này phải tuân theo quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) với nội dung như sau: Thực phẩm không chứa gluten tự nhiên, thực phẩm chế biến không chứa gluten, thực phẩm không bị nhiễm chéo các thành phần có chứa gluten trong quá trình sản xuất, thực phẩm có thành phần chứa gluten đã được loại bỏ trong quá trình sản xuất.
  • Khi sử dụng các đồ uống cũng cần chú ý đến thành phần có chứa gluten hay không, nếu có dán nhãn không chứa gluten thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Các loại thực phẩm đã được loại bỏ gluten hoặc không chứa gluten thường có giá cao hơn so với việc chế biến bằng cách thông thường. Do đó chi phí khi thực hiện chế độ ăn không gluten sẽ gia tăng đáng kể.

Chế độ ăn không có gluten là một chế độ lành mạnh nếu như tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, áp dụng đúng chỉ định và tần suất sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: mayoclinic.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan