Bệnh celiac có nguy hiểm?

Bệnh celiac là một bệnh tương đối hiếm gặp, không được nhiều người biết tới. Vậy bệnh celiac là gì, bệnh celiac ảnh hưởng thế nào tới người bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh celiac là gì?

Bệnh celiac (còn có tên là bệnh coeliac) là một rối loạn tự miễn khởi phát khi người mắc bệnh tiêu thụ sản phẩm có chứa gluten.

Gluten là một protein có tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch (barley), lúa mạch đen (rye), tiểu hắc mạch (triticale) và nhiều loại ngũ cốc khác, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm với nhiều mục đích khác nhau.

Khi bệnh nhân mắc bệnh celiac tiêu thụ một sản phẩm nào đó mà trong thành phần có chứa gluten, cơ thể người bệnh sẽ phản ứng quá mức với gluten và gây tổn thương cho các vi nhung mao ở diềm bàn chải của niêm mạc tiểu tràng.

Khi các vi nhung mao bị tổn thương thì việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn ở tiểu tràng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, thậm chí có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương, sảy thai, vô sinh, các bệnh về thần kinh hoặc một số ung thư nhất định.

Nếu bệnh celiac không tiến triển tốt hơn sau ít nhất một năm hoàn toàn không tiêu thụ gluten thì đó là bệnh celiac dai dẳng hoặc bệnh celiac không đáp ứng.

Đa số bệnh nhân mắc bệnh celiac hoàn toàn không biết mình bị bệnh, và các nhà nghiên cứu ước tính chỉ có khoảng 20% số người mắc bệnh thực sự được chẩn đoán. Các tổn thương tại tiểu tràng diễn ra rất chậm, các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện ra rất khác nhau cũng là những nguyên nhân chính khiến phải mất nhiều năm bệnh nhân mới biết và được chẩn đoán bệnh.

2. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh celiac


Celiac là một căn bệnh thực sự, nó không phải là dị ứng thức ăn, do đó các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac sẽ khác biệt so với dị ứng thức ăn.Nếu một người mắc bệnh celiac tiêu thụ phải một sản phẩm nào đó chứa gluten, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Thiếu máu.
  • Chướng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng.
  • Đau xương hoặc đau khớp.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
Bệnh celiac có nguy hiểm?
Bệnh celiac thường có biểu hiện đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy

  • Đánh hơi.
  • Ợ nóng.
  • Nổi các mụn nước ngứa (viêm da bọng nước - bệnh Duhring Brocq).
  • Đau đầu hoặc mệt mỏi.
  • Loét miệng.
  • Buồn nôn.
  • Các tổn thương hệ thần kinh, bao gồm mất cảm giác hoặc dị cảm ở bàn tay hay bàn chân, vấn đề về thăng bằng hoặc thay đổi về nhận thức.
  • Màu sắc phân tái xanh, mùi đặc biệt khó chịu hoặc chứng phân mỡ.
  • Sụt cân.

Bệnh celiac còn có thể gây loãng xương và suy giảm hoạt động của lách.

Trẻ em mắc bệnh celiac thường xuất hiện các biểu hiện của đường tiêu hóa như:

  • Chướng bụng.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Phân tái xanh, mùi khó chịu.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Sụt cân.

Nếu bệnh celiac không được phát hiện và gây ảnh hưởng tới việc hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ thì hàng loạt vấn đề sẽ xảy ra:

Bệnh celiac có nguy hiểm?
Bệnh celiac gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của trẻ em

  • Các vấn đề về thần kinh như rối loạn khả năng học tập và chứng tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD).
  • Thấp còi.

Không phải bất kì người mắc bệnh celiac nào cũng biểu hiện tất cả các dấu hiệu và triệu chứng vừa nêu. Một số bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện, khiến việc phát hiện và chẩn đoán bệnh gặp khó khăn.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh celiac

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh celiac hiện vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên bệnh celiac có mang tính gia đình, và các nhân tố di truyền đóng một vai trò nhất định. Bên cạnh đó bệnh celiac có thể xuất hiện sau một vấn đề y khoa nào đó, chẳng hạn như sau nhiễm virus, phẫu thuật, chấn thương tâm lý, mang thai,...

Nếu trong gia đình có một người thân cận mắc bệnh (chẳng hạn như cha, mẹ, anh chị em ruột) thì khả năng mắc bệnh có thể lên tới 10%.

Bệnh celiac gặp phổ biến nhất ở cộng đồng người Caucasian và ở những người đang mắc những căn bệnh như:

4. Biến chứng của bệnh celiac

Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh celiac có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh:

  • Ung thư, bao gồm ung thư tiểu tràngu lympho ruột.
  • Tổn thương men răng.
  • Vô sinhsảy thai.
  • Không dung nạp lactose.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Các vấn đề tổn thương hệ thần kinh chẳng hạn như co giật, đau, mất cảm giác ở các chi.
  • Các bệnh lý về tụy.
  • Loãng xương.

5. Chẩn đoán bệnh celiac

Bệnh celiac có nguy hiểm?
Xét nghiệm huyết thanh học để tìm các kháng thể nhất định

Hiện nay để chẩn đoán bệnh celiac bác sĩ sẽ chỉ định hai xét nghiệm máu như sau:

  • Xét nghiệm huyết thanh học để tìm các kháng thể nhất định.
  • Xét nghiệm di truyền học để tìm các kháng nguyên bạch cầu ở người (human leukocyte antigens) nhằm xác định bệnh celiac.

Để kết quả xét nghiệm kháng thể được chính xác, bệnh nhân cần ngừng chế độ ăn không có gluten (nếu đang thực hiện) trước khi làm xét nghiệm.

Nếu các kết quả xét nghiệm máu cho thấy có khả năng bệnh nhân đã mắc bệnh celiac thì bệnh nhân cần thực hiện nội soi để bác sĩ trực tiếp quan sát các tổn thương cũng như lấy mẫu mô tiểu tràng làm giải phẫu bệnh.

6. Điều trị bệnh celiac

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh celiac. Phương pháp chữa trị duy nhất có thể thực hiện đó là bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bệnh nhân cần tránh hoàn toàn các thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, và nhiều loại ngũ cốc khác cũng như các thức ăn được chế biến từ chúng. Bởi vì gluten có mặt rất phổ biến trong các sản phẩm thực phẩm nên bệnh nhân cần lưu ý đọc kỹ nhãn sản phẩm để nắm rõ thành phần. Bên cạnh thực phẩm, gluten còn có thể xuất hiện trong cả các loại thuốc, dược phẩm, kem đánh răng,... nên người bệnh cũng cần phải chú ý.

Nhìn chung, việc đọc nhãn sản phẩm là kĩ năng không thể thiếu của bệnh nhân mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần nắm được cách chọn lựa thực phẩm cũng như nguyên tắc xây dựng thực đơn cho chế độ ăn không có gluten để tránh tình trạng người bệnh bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan