Các dấu hiệu chính xác loét dạ dày 99%

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Về mặt y học, loét dạ dày là tổn thương làm mất tính liên tục của niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Hiểu 1 cách đơn giản, chỉ cần 1 vấn đề nào đó làm mất cân bằng sự bảo vệ niêm mạc dạ dày với yếu tố tấn công thì sẽ gây ra những trắc trở trên bề mặt, những tổn thương nếu sâu qua lớp niêm mạc thì gọi là loét dạ dày.

Theo Bác sĩ CKI Đồng Xuân Hà - Vinmec Hạ Long, có rất nhiều triệu chứng loét dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vùng thượng vị (từ rốn lên ức). Người bệnh có thể bị đau lệch sang bên phải (hành tá tràng) hoặc lệch sang trái (dạ dày). Cơn đau do loét dạ dày có thể từng cơn hoặc âm ỉ.

Đau do loét dạ dày thường xảy ra trước khi ăn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, thậm chí là đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng loét dạ dày này thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Một số trường hợp người bệnh loét dạ dày nhưng không có triệu chứng. Ví dụ như loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP).

Hiện nay, phương pháp chẩn đoán loét dạ dày phổ biến và cho kết quả chính xác nhất là nội soi đường tiêu hóa. Việc nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ quan sát một cách rõ ràng và chi tiết đường tiêu hóa của bệnh nhân, đồng thời đánh giá chính xác mức độ bệnh. Từ đó cũng tiên lượng khả năng điều trị vì có những ổ loét đơn giản có thể điều trị nội khoa nhưng những ổ loét xấu, xù xì, lồi lõm, xơ chai có thể là ung thư dạ dày thể loét. Khi đó bác sĩ nội soi tiêu hóa sẽ sinh thiết bờ ổ loét để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm.

Nguyên nhân gây loét dạ dày bao gồm:

  • Virus, vi khuẩn;
  • Thói quen uống bia rượu, ăn uống không khoa học;
  • Sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý;
  • Có dị vật trong lòng ống tiêu hóa;
  • Uống nhầm hóa chất.

Bệnh viêm loét dạ dày được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiến triển tốt. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Một số biện pháp thường áp dụng gồm:

  • Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP.
  • Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn.
  • Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc điều trị tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan