Dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là một tình trạng mà hầu như bất cứ ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời, nhất là trong xã hội bận rộn như hôm nay cũng như mối bận tâm thường trực liên quan đến an toàn thực phẩm. Vậy dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột là gì và tình trạng nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

1. Thông tin quan trọng liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là vấn đề y tế phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng hay nhóm tuổi nào, gây ra bởi sự tấn công từ các loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn hay nấm men, một số ít có liên quan đến ký sinh trùng.

Đối tượng chính gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột khi xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa của con người, từ đó gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát. Tác nhân chính dẫn đến tình trạng này là vi sinh vật có hại. Mặc dù chúng có thể phân bố ở rất nhiều không gian, nhưng đại đa số con người bị nhiễm trùng đường ruột đều liên quan đến vi sinh vật có hại có trong các loại thực phẩm thiếu vệ sinh.

Trong xã hội ngày nay, sự tràn lan các loại thực phẩm bẩn và không rõ nguồn gốc trên thị trường đã khiến độ phổ biến của nhiễm khuẩn đường ruột tăng cao đáng kể. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn có hại cho hệ thống tiêu hóa cũng có thể xuất hiện nhiều ở một số nhóm thực phẩm như thực phẩm đóng hộp, cá với hàm lượng thủy ngân cao...

Đặc biệt hơn cả, thói quen ăn rau sống của nhiều người Việt Nam cũng có thể là nguồn gốc gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, bởi đây là nơi ẩn nấp lý tưởng của vi khuẩn E.coli - một trong những loại vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa rất thường gặp.

Cuối cùng, thói quen uống nước không đun sôi hoặc không rửa tay trước khi ăn cũng là lý do khiến tỷ lệ bệnh về đường ruột gia tăng cao.

nhiễm khuẩn đường ruột
Nhiễm khuẩn đường ruột khi xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa của con người

2. Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sớm bạn nên biết

2.1. Cảm thấy chán ăn và ăn không ngon

Đây là dấu hiệu rất sớm của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột: bệnh nhân luôn có cảm giác không muốn ăn hoặc khi ăn, cảm thấy hương vị của thức ăn nhạt nhẽo, ăn không ngon.

2.2. Cảm giác đau bụng và buồn nôn, thậm chí nôn mửa

Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột tiếp theo mà người bị tình trạng này gặp phải thường xuyên là các trận đau co thắt bụng liên tục, mỗi cơn đau kéo dài từ 3 đến 4 phút và có xu hướng tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian.

Cùng với những cơn đau co thắt này, bệnh nhân cũng cảm thầy đầy hơi và chướng bụng, buồn nôn, thậm chí nôn mửa liên tục mặc dù ăn rất ít / chỉ uống nước.

2.3. Tiêu chảy - dấu hiệu nổi bật của nhiễm khuẩn đường ruột

Tiêu chảy có thể được xem là triệu chứng vô cùng điển hình của nhiễm trùng đường ruột cũng như các vấn đề tiêu hóa nói chung. Dấu hiệu này đến từ việc tác nhân có hại tấn công và khiến ruột chịu kích thích lớn, từ đó dẫn đến tiêu chảy. Phân của người bị nhiễm trùng đường ruột thường lỏng và có lẫn chất nhầy.

2.4. Vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến nhiễm trùng đường ruột

Một số nghiên cứu cho thấy khi nhiễm trùng đường ruột với tác nhân là nấm men thường gây ra nguy cơ cao liên quan đến bệnh trầm cảm: bệnh nhân luôn trong trạng thái chán nản, mệt mỏi và lười hoạt động. Bên cạnh đó, các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột cũng khiến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

3. Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

Thực tế, tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột được xem là vấn đề y tế phổ biến và không nghiêm trọng nếu như bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh kịp thời mà không hề gây ra bất kỳ biến chứng nào đối với sức khỏe. Thậm chí, với một số người, tình trạng này cũng có thể tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa của bạn kéo dài quá lâu mà không hề có biện pháp y tế nào can thiệp để khắc phục, bạn hoàn toàn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng, bao gồm:

nhiễm khuẩn đường ruột
Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột được xem là vấn đề y tế phổ biến

4. Nhiễm khuẩn đường ruột có lây không?

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đều có thể lây cho các cá thể khỏe mạnh khác. Đối với nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh có thể lây lan thông qua đường ăn uống hoặc nhà vệ sinh chung khi không có việc vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bệnh nhân đi ngoài. Tuy nhiên, nguồn lây chủ yếu của bệnh thường nằm ở thực phẩm và nguồn nước bẩn, thiếu an toàn.

5. Hướng dẫn điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Đại đa số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột đều có thể thực hiện một số giải pháp khắc phục tại nhà.

Đầu tiên, bạn không được quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, bởi tình trạng tiêu chảy có thể khiến cơ thể thiếu hụt nước cũng như các chất điện giải quan trọng trong các hoạt động sống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự bổ sung sữa chua, thực phẩm lên men hoặc men vi sinh để tăng cường số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại, đồng thời thúc đẩy hoạt động miễn dịch giúp đánh đuổi các tác nhân gây bệnh này.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bạn nên tìm đến các bác sĩ để thực hiện xét nghiệm và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Có thể nói, nhiễm khuẩn đường ruột đang ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Khi bị phải tình trạng này, bạn cần bổ sung nước và các thực phẩm có chức năng tăng cường sức đề kháng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

64.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • clorifort
    Công dụng thuốc Clorifort

    Thuốc Clorifort có thành phần chính là Clotrimazol hàm lượng 100mg, sử dụng trong điều trị nhiễm trùng âm đạo. Vậy cách sử dụng thuốc Clorifort như thế nào và có những lưu ý gì khi dùng thuốc Clorifort điều ...

    Đọc thêm
  • vi khuẩn h. pylori
    Vai trò bảo vệ của vi khuẩn H.Pylori

    Dữ liệu được công bố gần đây cho thấy có sự mơ hồ rõ ràng liên quan đến vấn đề nghiên cứu cơ chế hình thành vết loét và vai trò của vi khuẩn H. pylori trong quá trình tạo ...

    Đọc thêm
  • Florastor
    Thuốc Florastor: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Probiotics chứa các loại vi sinh vật khác nhau như nấm men (saccharomyces boulardii) và vi khuẩn (như lactobacillus, bifidobacterium). Các vi sinh vật được tìm thấy tự nhiên trong dạ dày/ ruột/ âm đạo. Một số điều kiện (chẳng ...

    Đọc thêm
  • Erysac
    Công dụng thuốc Erysac

    Thuốc Erysac được chỉ định trong điều trị bệnh viêm âm đạo do các vi trùng sinh mủ thông thường. Thuốc được điều chế dưới dạng viên đặt, vì thế trước khi sử dụng bệnh nhân cần đọc kỹ thông ...

    Đọc thêm
  • meterbina
    Công dụng thuốc Meterbina

    Thuốc Meterbina được sử dụng điều trị cho vấn đề da liễu. Thuốc có dạng kem bôi da nên cần tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một vài chia sẻ ...

    Đọc thêm