Mẹo nào điều trị giun kim tại nhà?

Nhiễm giun kim là một trong những bệnh lý nhiễm ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường xảy ra đối với những trẻ em và có thể điều trị giun kim tại nhà cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu những thông tin về cách điều trị giun kim ở trẻ em.

1. Nhiễm giun kim là gì?

Nhiễm giun kim là căn bệnh nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học bởi vì ở giai đoạn này, trẻ em thường ít có thói quen rửa tay thường xuyên cũng như việc dùng chung những vật dụng và chơi đùa với bạn bè tại trường học, đây là những yếu tố khiến bệnh nhiễm giun kim dễ xảy ra và tái nhiễm rất nhiều.

Trẻ em có thể ăn phải giun kim mà không hề hay biết, sau khi nhiễm phải loại ký sinh trùng này thì chúng sẽ đi khắp hệ tiêu hóa ở trẻ và sinh sôi, phát triển trong những nếp da gần hậu môn của trẻ. Triệu chứng lúc này có thể là trẻ cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy rất nhiều quanh hậu môn. Một số trẻ có thể không trải qua những tình trạng này nhưng cần chú ý khi trẻ bị nhiễm giun kim thì tất cả mọi người trong gia đình đều nên được điều trị cùng với trẻ.

điều trị giun kim
Sử dụng tỏi là phương pháp điều trị giun kim tại nhà

2. Điều trị giun kim tại nhà

Mặc dù có những cách điều trị giun kim ở trẻ em nhưng đó không phải là lựa chọn điều trị đầu tiên được khuyến nghị. Việc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà thì không hoàn toàn đúng, điều này có nghĩa rằng những dữ liệu khoa học không ủng hộ các cách điều trị giun kim tại nhà.

Tuy nhiên, một số thống kê cũng cho rằng các cách điều trị giun kim tại nhà vẫn có tác dụng với nhiều trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thì cần cẩn trọng hơn với những phương pháp tại nhà.

Một số phương pháp điều trị giun kim tại nhà:

Tỏi được cho là có tác dụng diệt được những trứng giun đang có trong cơ thể và ngăn được giun kim cái đẻ nhiều trứng hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn tỏi sống với một liều lượng nhỏ hoặc bôi chúng lên những vị trí bị ảnh hưởng. Một cách để dễ ăn tỏi hơn đó là thái tỏi thành những tép nhỏ, trộn vào các loại thức ăn khác như bánh mì, mỳ ống,... hoặc có thể ăn riêng.

Để tạo được một loại thuốc bôi từ tỏi thì cần băm vài tép tỏi và nghiền chúng thành một hỗn hợp sệt. Sau đó, trộn hỗn hợp này với lượng nhỏ dầu hay những dung môi khác. Cha mẹ nên dùng tăm bông sạch để thoa hỗn hợp này lên hậu môn của trẻ. Nếu trẻ có da nhạy cảm, vùng da quanh hậu môn bị bỏng rát, rách da hay đang bị viêm thì không nên áp dụng phương pháp bôi này.

Dầu dừa có khả năng chống lại vi khuẩn và virus, vì vậy có thể loại bỏ được tình trạng nhiễm giun kim. Phương pháp này đòi hỏi 2 bước quan trọng: Nuốt một muỗng dầu dừa nguyên chất mỗi buổi sáng, sau đó trước khi đi ngủ thì thoa một lượng nhỏ dầu dừa vào vùng da bị ảnh hưởng.

  • Cà rốt sống

Nếu ăn một chén cà rốt sống được thái nhỏ khoảng 2 lần/ngày thì có thể đẩy được giun kim ra ngoài. Cà rốt được biết đến như là một loại củ rất giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích những hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu trong gia đình có trẻ em và người thân nghi ngờ mắc bệnh nhiễm giun kim thì nên bỏ qua những cách điều trị giun kim tại nhà kể trên mà nên đến bác sĩ thăm khám để có những điều trị đầu tiên phù hợp nhất. Nhiễm giun kim là bệnh lý có tính chất lây nhiễm vì vậy việc trì hoãn điều trị có thể gây ra một số nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu vẫn chọn những cách điều trị giun kim tại nhà để chữa bệnh thì khi có những dấu hiệu như triệu chứng nhiễm giun kim vẫn tồn tại sau khi áp dụng như đau bụng, có máu trong nước tiểu và phân thì nên ngưng sử dụng những phương pháp này và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt hơn.

Vì vậy, điều trị giun kim nên được các bác sĩ tư vấn và tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý kỹ càng để điều trị được hiệu quả nhất đối với bệnh nhân. Những cách điều trị giun kim tại nhà vẫn có thể có hiệu quả, tuy nhiên cần được nghiên cứu chọn lọc và áp dụng kỹ càng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

55.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan