Các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán tăng huyết áp

Để chẩn đoán tăng huyết áp, ngoài các bước thăm khám, đánh giá thì bác sĩ cần làm các xét nghiệm. Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp là một trong những phương pháp cận lâm sàng để đánh giá, kết luận ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Cùng tìm hiểu rõ hơn các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp ngay sau đây.

1. Chẩn đoán tăng huyết áp

Chẩn đoán tăng huyết áp giúp bác sĩ đưa ra các đánh giá về tình trạng, mức độ ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Từ đó có các biện pháp xử trí hiệu quả, giảm các nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp gây ra.

Tăng huyết áp là tình trạng:

  • Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg;
  • Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Chẩn đoán tăng huyết áp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:

1.1 Chẩn đoán tăng huyết áp dựa vào bệnh sử

Các bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn đầu hầu hết không có biểu hiện. Một số biểu hiện có thể gợi ý tăng huyết áp thứ phát hoặc các biến chứng của tăng huyết áp. Do đó, để chẩn đoán tăng huyết áp trước tiên bác sĩ cần khai thác bệnh sử, tiền sử gia đình.

Các ghi nhận về chỉ số huyết áp khi khởi phát và theo thời gian cần được theo dõi, so sánh. Các loại thuốc đang dùng, tiền sử dụng thuốc tăng huyết áp...

Các yếu tố nguy cơ gồm:

Ngoài ra, cần đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể, các triệu chứng của tăng huyết áp hay các bệnh đi kèm (nếu có) như:

  • Đau ngực;
  • Khó thở;
  • Phù ngoại biên;
  • Giảm thị lực;
  • Tiểu đêm;
  • Chóng mặt;
  • ...

Một số triệu chứng gợi ý tăng huyết áp thứ phát gồm:

Các đánh giá về bệnh sử này giúp chẩn đoán tăng huyết áp hiệu quả, chính xác

1.2 Chẩn đoán tăng huyết áp bằng khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp để khẳng định tình trạng tăng huyết áp, xác định các cơ quan đích bị tổn thương do tăng huyết áp gây ra. Khám tuần hoàn và tim, các cơ quan khác (tuyến giáp, chỉ số khối, tích tụ mỡ...)

1.3 Các xét nghiệm, test chẩn đoán tăng huyết áp bổ sung

Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp được đưa ra. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng, mức độ mà bác sĩ có thể đưa ra các xét nghiệm cụ thể khác nhau.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp

Hiện nay, chẩn đoán tăng huyết áp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Điển hình nhất là cách đo huyết áp. Biện pháp này giúp bạn phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp. Hơn nữa, phương pháp đo huyết áp này có thể thực hiện tại nhà với các thiết bị đo huyết áp hoặc tại cơ sở y tế.

Bên cạnh việc đo huyết áp thì để đánh giá, chẩn đoán tăng huyết áp bác sĩ cần chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp này được thực hiện tại cơ sở y tế với đầy đủ các thiết bị, máy móc hỗ trợ.

Mục đích của các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp này là loại trừ các tác nhân thứ phát gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn giúp xác định mức độ ảnh hưởng đến tim và các yếu tố nguy cơ khác.

Từ các kết quả của xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị, thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị

Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp thường được dùng:

2.1 Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp bằng đo điện tâm đồ (ECG)

Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp bằng đo điện tâm đồ có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp bác sĩ ghi lại các thay đổi dòng điện trong tim, chuyển thành đồ thị trên giấy hoặc màn hình.

Quy trình điện tâm đồ nhẹ nhàng, không gây đau đớn và chỉ kéo dài vài phút do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Các kỹ thuật viên y tế sẽ tiến hành đặt các điện cực có chứa chất dẫn điện lên vùng ngực, tay và chân của bạn. Lúc này, điện cực sẽ khuếch tán tín hiệu điện do tim co bóp phát ra và chuyển kết quả về máy. Sau đó, kết quả này được in thành đồ thị trên giấy/ màn hình.

Điện tâm đồ có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán tăng huyết áp. Bởi nó có thể đánh giá được các tổn thương ở tim, mức độ phì đại của tim, phát hiện được tình trạng Cholesterol làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông về tim,... mà đây chính là các nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp.

2.2 Chẩn đoán tăng huyết áp bằng siêu âm tim (echocardiogram)

Chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim. Đây là phương pháp cho phép dùng sóng siêu âm để đánh giá hoạt động của tim. Tương tự như điện tâm đồ, siêu âm tim cũng rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn, thời gian thực hiện khoảng 30 – 45 phút.

Bác sĩ siêu âm sẽ thoa một lớp gel lên vùng lồng ngực, dùng đầu dò siêu âm để thu hình ảnh tim trong khi co bóp. Dữ liệu sẽ được hiển thị trên màn hình của máy siêu âm.

Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp hiệu quả. Nó cho phép phát hiện sớm các biến chứng ở tim như:

  • Phì đại;
  • Bất thường ở thành tim;
  • Bất thường ở van tim;
  • Hình thành cục máu đông;

Bên cạnh đó, siêu âm tim còn được dùng để đánh giá phân suất tống máu – độ khoẻ mạnh của tim. So với điện tâm đồ thì siêu âm tim cho kết quả chi tiết hơn, mặc dù chi phí có cao hơn một chút.

2.3 Chẩn đoán tăng huyết áp bằng xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu – phương pháp được cho là hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng để đánh giá các chỉ số về protein, chất máu, đường, khoáng chất... có trong máu. Ở các đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp, sẽ phải tiến hành một hay nhiều lần xét nghiệm máu để tìm ra phác đồ trị liệu.

Ngoài ra, khi làm xét nghiệm máu, bạn cũng có thể kiểm tra được một số chứng bệnh khác như:

Xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách làm xét nghiệm máu, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

2.4 Chẩn đoán tăng huyết áp bằng xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm chuyên sâu được đưa ra nhằm kiểm tra chức năng thận, bàng quang. Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu bằng que thử hoặc lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ để xác định lượng muối hấp thụ. Nó giúp đánh giá nguy cơ u tuỷ thượng thận, hội chứng Cushing. Xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán tăng huyết áp này cũng giúp chẩn đoán sớm tiền sản giật ở các thai phụ đang bị tăng huyết áp.

2.5 Chẩn đoán tăng huyết áp bằng kiểm tra mắt

Bạn có thể xác định nguy cơ tăng huyết áp nhờ kiểm tra mắt. Bác sĩ nhãn khoa dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra các mạch máu nhỏ nằm ở phía sau nhãn cầu. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá, phát hiện được các tổn thương do tăng huyết áp gây ra.

Nếu bạn bị tăng huyết áp, các mạch máu này bị xơ cứng, thu hẹp hoặc thậm chí bị vỡ. Tổn thương mạch máu nhãn cầu cho thấy mạch máu ở các vị trí khác cũng đang chịu các tổn thương tương tự.

2.6 Các thăm dò chẩn đoán tăng huyết áp khác

Khi các biểu hiện lâm sàng hay các xét nghiệm thường quy gợi ý tăng huyết áp thứ phát/ tăng huyết áp có biến chứng thì các thăm dò chẩn đoán thêm mới được chỉ định.

Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp khác có thể bao gồm:

  • Chụp đài bể thận đường tĩnh mạch;
  • Siêu âm thận;
  • Thận đồ bằng đồng vị phóng xạ;
  • Chụp cắt lớp;
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân;
  • Chụp động mạch thận;
  • Xét nghiệm chức năng gan;
  • Tỉ số renin - aldosterone;
  • Cortisol nước bọt cuối ngày;
  • Tỉ số albumin/ creatinin niệu;
  • Nồng độ axit uric máu;
  • ...

Đa phần các trường hợp tăng huyết áp là tiên phát. Một thăm dò chẩn đoán rộng rãi không được chỉ định trước khi điều trị. Do đó, hầu hết các bác sĩ chỉ tiến hành xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ sau khi đưa ra chẩn đoán.

Trường hợp điều trị chuẩn không có hiệu quả hoặc triệu chứng gợi ý nguyên nhân tăng huyết áp là do thứ phát thì cần phải chỉ định làm thêm các thăm dò khác.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp mà bạn nên biết. Tuỳ thuộc từng tình trạng, điều kiện cơ sở y tế mà bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp khác nhau. Các xét nghiệm này nhằm mục đích giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán tăng huyết áp chính xác, điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: