Tăng troponin trong một số tình huống thường gặp

Tăng troponin là một chỉ thị sinh học thường gặp trong các bệnh lý liên quan đến tim mạch và đây cũng là một trong các chỉ số được sử dụng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự tăng troponin trong máu.

1. Tăng troponin do viêm màng ngoài tim cấp

Viêm màng ngoài tim cấp có thể gây ra sự viêm nhiễm màng ngoài tim, đồng thời tràn dịch ra ngoài. Tỷ lệ mắc bệnh viêm màng ngoài tim cấp tương đối thấp, chiếm khoảng 0,1% các bệnh nhân nhập viện. Nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim ở các nước đang phát triển thường là do nhiễm HIV hoặc bị lao.

Triệu chứng điển hình trên lâm sàng của viêm màng ngoài tim cấp chủ yếu là các cơn đau ngực, đặc biệt là đau vùng sau xương ức. Những cơn đau này sẽ giảm khi ngồi cúi người ra trước hoặc khi nằm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp thêm các triệu chứng khác như đau mỏi cơ, ăn kém, sốt, thở khó...

Bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp thường có sự tăng về nồng độ troponin và CKMB. Hiện tượng tăng Troponin ở trường hợp này được ghi nhận là do các tổn thương ở lớp cơ tim thượng tâm mạc nằm bên cạnh lá tạng ở màng ngoài tim bị viêm.

Ngủ ngáy kèm đau thắt ngực vào ban đêm là triệu chứng của OSA
Đau ngực dữ dội là một triệu chứng của viêm màng ngoài tim cấp

2.Tăng troponin trong thuyên tắc phổi cấp

Thuyên tắc phổi cấp có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo sự nghiêm trọng của các tổn thương trên phổi, kích thước cục máu đông cũng như các bệnh lý phổi đi kèm khác.

Khi bị thuyên tắc phổi cấp, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Đau ngực: cơn đau do thuyên tắc phổi thường rất mãnh liệt, đặc biệt đau khi bệnh nhân hít sâu. Khi ho hoặc cúi xuống, cơn đau cũng có thể xuất hiện đột ngột.
  • Khó thở: triệu chứng này xuất hiện đột ngột và xuất hiện với tần suất cao khi bệnh nhân gắng sức.
  • Chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc bị rối loạn nhịp tim.
  • Sốt, da sạm hoặc da tím tái.

Sự tăng troponin trong thuyên tắc phổi cấp thường do sự căng và giãn thất phải khi có sự tăng đột ngột về kháng lực mạch máu phổi.

liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao giúp cải thiện tình trạng khó thở
Khó thở là một triệu chứng của thuyên tắc phổi cấp

3. Tăng troponin trong suy tim cấp

Bệnh nhân bị suy tim cấp thường có chứng khó thở rất nghiêm trọng và cùng với đó là triệu chứng đau ngực, tuy nhiên các cơn đau không điển hình.

Ở trường hợp này, troponin sẽ có mức tăng vừa phải. Cho đến nay, cơ chế gây ra sự tăng troponin ở bệnh nhân suy tim cấp vẫn chưa được làm rõ. Một số giả thuyết giải thích hiện tượng này là:

  • Sự thoái giáng liên tục protein co bóp ở tế bào cơ tim đang chịu tổn thương.
  • Yếu tố về thần kinh như hormone, stress oxidant, hay cytokines... tăng liên tục trong suy tim cấp cũng có thể thúc đẩy sự chết của các tế bào cơ tim.

Những giả thuyết này phần nào giải thích hiện tượng tăng troponin khi bị suy tim cấp, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa được làm rõ một cách khoa học nhất.

4. Tăng troponin trong viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng tế bào cơ tim bị viêm nhiễm do tác nhân nhiễm trùng như nấm, vi khuẩn, virus... và cả các tác nhân không nhiễm trùng. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bệnh viêm cơ tim có thể gây ra ít hoặc nhiều ảnh hưởng đến bệnh nhân, thậm chí có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị viêm cơ tim, bệnh nhân có thể biểu hiện một số triệu chứng phổ biến như:

  • Sốt, cảm cúm, đau mỏi người...: đây là dấu hiệu của viêm cơ tim do nhiễm trùng.
  • Đau ngực.
  • Rối loạn nhịp tim.

Một số trường hợp viêm cơ tim nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị sốc tim với biểu hiện tụt huyết áp, tiểu ít, lạnh tứ chi, khó thở liên tục và phổi phù cấp.

Rõ ràng, viêm cơ tim có thể gây ra sự tổn thương các tế bào cơ tim và điều này hiển nhiên làm tăng troponin trong máu. Thông thường, sự tăng troponin trong viêm cơ tim lan tỏa có xu hướng cao hơn so với viêm cơ tim khu trú.

Troponin tăng trong viêm cơ tim thường có xu hướng tăng nhẹ, có ít sự thay đổi, nhưng thời gian tương đối dài, có thể kéo dài từ 8 ngày đến vài tuần.

Viêm cơ tim
Bệnh viêm cơ tim có thể gây tăng troponin nhưng ở mức nhẹ

5. Tăng troponin trong sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng là một loại bệnh lý nhiễm trùng cấp tính khi vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn chức năng của các tạng trong cơ thể, từ đó dẫn đến sự đe dọa nghiêm trọng về tính mạng.

Sốc nhiễm trùng có nguy cơ cao xảy ra ở các nhóm đối tượng sau:

  • Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ sinh non.
  • Bệnh nhân có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang phải điều trị với hóa chất / tia X.
  • Bệnh nhân nghiện rượu hoặc có bệnh lý về máu như bệnh máu ác tính, suy giảm bạch cầu...

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng tăng troponin cũng có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ở trường hợp này, nguyên nhân gây ra sự gia tăng nồng độ troponin vẫn chưa được xác định rõ. Một số nhà khoa học đặt ra các giả thuyết giải thích hiện tượng này như sau:

  • Hóa chất trung gian lưu thông trong hệ tuần hoàn đã gây độc trực tiếp đến tế bào cơ tim, dẫn đến sự tổn thương các tế bào này và làm tăng troponin.
  • Tế bào cơ tim bị tổn thương do vi khuẩn tiết ra nội độc tố hoặc do chức năng vi tuần hoàn trong nhiễm trùng dẫn đến sự thiếu máu cục bộ cơ tim.

Nhìn chung, bên cạnh nhồi máu cơ tim, hiện tượng tăng troponin còn có thể đến từ hàng loạt các bệnh lý và vấn đề khác. Chính vì vậy, nồng độ troponin tăng cao không phải chỉ thị đặc hiệu đối với nhồi máu cơ tim mà chỉ là một trong số các xét nghiệm cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

141 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan