"ĐẾN CÁI NHỌT, VẾT ĐỨT TAY CÒN ĐAU HƠN MỘT CA PHẪU THUẬT"

Kỹ thuật kiểm soát đau toàn diện đã giúp các bệnh nhân tái tạo vú sau ung thư, bệnh nhân mổ mở tim tại Vinmec thoải mái, yên tâm đón nhận cuộc sống mới.

“Tôi có đau đâu mà gọi hỗ trợ”

Gần 2 tuần sau ca phẫu thuật tái tạo vú sau ung thư, cứ mỗi lần được bạn bè, người thân hỏi “Còn đau không?”, chị Thu Huyền (37 tuổi, Hà Nội) lại hào hứng giải thích, nhưng chẳng mấy ai tin. “Ai đến thăm cũng xót xa sợ mình đau. Nghe tôi bảo không đau, mọi người lại bảo, do mình mạnh mẽ quen rồi, do mình trấn an mọi người thôi, phẫu thuật phải đau chứ, ai lại bảo không. Nhưng thực sự là mình không đau”.

Việc này, chính bản thân chị Huyền cũng rất bất ngờ. Đã từng phẫu thuật điều trị ung thư vú, chị hiểu điều gì chờ đợi mình: “Trước phẫu thuật, tôi cũng có chút lo lắng vì nghĩ vừa ngực vừa bụng, không biết có đau không, mình có chịu được không”.

Thế nhưng, ca phẫu thuật lần này tại Vinmec Times City êm ái tới mức, chỉ sau 1 ngày chị đã có thể đi lại, 5 ngày đã có thể được ra viện. Tới giờ, chị không cần phải sử dụng tới một viên thuốc giảm đau nào.


Chị Thu Huyền cảm thấy hoàn toàn dễ chịu sau ca phẫu thuật tái tạo vú.

“Từ lần đầu tới thăm khám, tôi đã được tư vấn về các phương pháp giảm đau trong và sau phẫu thuật. Với tôi, việc được xét nghiệm, kiểm tra mức độ chịu đau rất mới mẻ. Xét nghiệm nhanh, nhẹ nhàng, lại được các bác sĩ giải thích, tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác”.

Đêm đầu tiên sau mổ, tôi được điều dưỡng đặt vào tay một thiết bị nhỏ, nếu có đau thì bấm. Lúc ấy, khi chớm cảm thấy tê tê, sợ sẽ đau, không muốn thử sức, tôi cũng ấn một lần và được hỗ trợ ngay. Nhưng thực sự thì, một cái nhọt hay vết đứt tay, tôi còn thấy đau hơn ca phẫu thuật này”.

Còn với chị Hoàng Thị Dừa (28 tuổi, người dân tộc Tày), dù trải qua ca phẫu thuật mổ tim mở nhưng chưa một lần chị phải đặt tay vào nút bấm gọi hỗ trợ giảm đau, bởi “từ lúc tỉnh dậy sau ca mổ, tôi thấy hoàn toàn bình thường, có đau đâu mà bấm”.

Ca mổ diễn ra êm ái, sau mổ cũng không đau, tinh thần chị Dừa rất thoải mái.

Nghỉ ngơi trong phòng bệnh, vừa vui vẻ chơi với cậu con trai nhỏ, nữ bệnh nhân mắc tim bẩm sinh vừa kể, 1 tuần sau phẫu thuật, chị đã đi lại, ăn uống được, cảm thấy khỏe mạnh, hoàn toàn khác với trước khi mổ. “Trong khoảng 3 tháng, qua nhiều lần thăm khám trước phẫu thuật, được các bác sĩ tư vấn về giảm đau, tôi cảm thấy rất an toàn, tin tưởng, không có gì lo lắng, chỉ tập trung chữa trị để mau khỏi bệnh”.

Niềm vui của chị Dừa nhân lên khi được Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) tài trợ toàn bộ chi phí điều trị.

Kỹ thuật kiểm soát đau lần đầu được áp dụng trên thế giới

Kiểm soát đau toàn diện cho bệnh nhân tái tạo vú sau ung thư và mổ mở tim bằng kỹ thuật gây tê vùng là một bước tiến mới của chuyên gia kiểm soát đau Philippe Macaire (giám đốc Phòng khám điều trị đau, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City) cùng ê–kíp, trên hành trình đưa Vinmec trở thành “Bệnh viện không đau”.

Theo ông Macaire, ngực là những vùng thường xuyên bị “động dao kéo” trong nhiều loại phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân sẽ phải chịu đau nhiều trong 2-3 ngày sau đó, ngay cả khi được uống thuốc giảm đau. Đặc biệt, mổ mở tim gây đau đớn rất nhiều – thậm chí là nguyên nhân gây ra khoảng 40% các cơn đau dai dẳng 1 năm sau mổ.

Tuy nhiên, bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống, được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để giảm đau liên tục sau phẫu thuật, chuyên gia Macaire giúp bệnh nhân hoàn toàn không đau và không phải dùng thuốc sau phẫu thuật. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới, rất an toàn, “có thể được áp dụng với tất cả các đối tượng: từ trẻ em tới bệnh nhân lớn tuổi”.

Kỹ thuật gây tê vùng mà chuyên gia Macaire đang triển khai tại Vinmec Times City có thể giúp các bệnh nhân không phải chịu đau, vì bất cứ lý do gì.

Hiệu quả vượt trội của kiểm soát đau toàn diện trước, trong và sau khi phẫu thuật, đối với chất lượng sống của bệnh nhân là động lực thúc đẩy ông Macaire quyết tâm tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng vào thực tế.

“Thuốc giảm đau đã được sử dụng nhiều năm nay với mục đích điều trị đau, nhưng vận động hàng ngày khiến cơn đau có thể tái phát ngay cả khi dùng thuốc. Thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, thậm chí là lạm dụng thuốc và phụ thuộc thuốc. Một nghiên cứu công bố 1 năm trước đây cho thấy nó còn có thể gây thay đổi về gen.

Trong khi đó, việc kiểm soát đau toàn diện với kỹ thuật gây tê vùng an toàn và tiên tiến giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, nhanh ra viện hơn, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân không chỉ trong thời gian nằm viện mà còn trong sinh hoạt hàng ngày sau khi ra viện. Với những kỹ thuật này, ngay cả các ca đại phẫu cũng hoàn toàn không gây đau đớn”.

Ông hào hứng chia sẻ, khi trình bày 20 ca kiểm soát đau cho mổ mở tim tại Hội nghị lần thứ 18 của Hiệp hội gây tê và giảm đau Châu Á - Thái Bình Dương tại Manila (Philippines) ngày 18/10, ông đã được các đồng nghiệp thế giới đề nghị công bố những ca này và bắt đầu nghiên cứu để phổ biến kỹ thuật trên toàn thế giới.

Kiểm soát đau là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ ở cả Việt Nam và trên thế giới. Nhằm ngăn chặn tối đa khó chịu phát sinh trong và sau điều trị, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, Vinmec hướng tới mục tiêu trở thành Hệ thống Bệnh viện Không đau – Không thuốc giảm đau, phát triển và áp dụng kiểm soát đau cho cả bệnh nhân mắc bệnh xương khớp và bệnh nhân đau mạn tính. Mục tiêu xa hơn của Vinmec cũng như ông Philippe Macaire là đưa Vinmec trở thành trung tâm về gây mê và kiểm soát đau xuất sắc, được khu vực và thế giới ghi nhận.

54 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan