Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm nhiễm nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm do vi khuẩn hoặc virus, nấm hoặc dị ứng. Biểu hiện sưng cấp tính của tuyến, đau và sưng khi ăn.

1. Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt xung quanh khoang miệng, tuyến nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa thức ăn. Khi bị viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến không ít rắc rối cho sức khỏe.

Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng nhiễm khuẩn tại tuyến nước bọt. Nhiễm trùng có thể là do sỏi gây tắc ống tuyến hoặc tuyến giảm tiết nước bọt, hay một số nguyên nhân khác. Viêm tuyến nước bọt ( nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị, bởi ít người trong đời không từng 1 lần mắc phải.

Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt

  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm: nằm ở hai bên hàm, phía dưới xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi: nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.

Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.

Tuyến nước bọt
Ba tuyến nước bọt chính

2. Nguyên nhân

Viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm khuẩn. Staphylococcus aureus được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt, những vi khuẩn khác bao gồm: Streptococci, coliform và các vi khuẩn kỵ khí khác. Ngoài ra còn có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Đã từng điều trị xạ trị vùng đầu và cổ.
  • Bị sỏi tuyến nước bọt.
  • Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do đờm nhầy.

Bị suy dinh dưỡng và mất nước cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến nước bọt.

Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh rất ít khi gặp phải các biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tuyến nước bọt không được điều trị, mủ có thể tích tụ và tạo áp xe trong tuyến nước bọt. Viêm tuyến nước bọt do khối u lành tính có thể làm cho các tuyến bị phình ra. Khối u ác tính có thể phát triển nhanh chóng và gây khó khăn cho các chuyển động ở mặt.

3. Dấu hiệu và triệu chứng

Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Người bệnh thấy dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
  • Thấy có mùi hôi và có bị bất thường trong miệng.
  • Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
  • Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng.
  • Không thể mở miệng to được.
  • Cảm thấy khô miệng
  • Trong miệng xuất hiện mủ
  • Cảm thấy đau trong miệng
  • Đau mặt
  • Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
  • Cổ hoặc mặt bị sưng lên

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến này có thể xảy ra khi bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến nước bọt này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác.

Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, người bị viêm tuyến nước bọt khi có dấu hiệu khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần đến ngay bệnh viện khám và điều trị.

Tuyến nước bọt
Khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai, người bệnh thường cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng

4. Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm và trên thực tế đã chứng minh rằng, không có trường hợp thứ hai nào bị lây bệnh ngay cả khi người bị viêm tuyến nước bọt là thành viên trong gia đình. Nguyên nhân có thể khẳng định được điều này là do:

  • Tuyến nước bọt gồm có hai bộ phận chính là tuyến nước bọt nhỏ và tuyến nước bọt lớn. Các khối u tuyến nước bọt hầu hết là những khối u lành tính và không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Còn những tế bào ác tính sẽ chuyển biến thành ung thư để lây lan trong cơ thể người bệnh nhưng những tế bào ác tính này không bao giờ có trong tuyến nước bọt của người bệnh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm từ người này sang người kia.

Tuy nhiên cũng đừng vì ung thư tuyến nước bọt không lây lan mà có thể chủ quan không tìm hiểu các tác nhân gây bệnh thường gặp. Theo đó, những người có nguy cơ bị bệnh nhiều nhất chính là những người đã từng trải qua các ca xạ trị ở vùng đầu và vùng cổ, các công nhân hoặc những người tiếp xúc nhiều với các bức xạ từ các nhà máy sản xuất, những người dùng nhiều điện thoại di động cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt mang tai nên bạn cần phải hết sức chú ý.

Mặc dù viêm tuyến nước bọt không lây lan qua tiếp xúc hàng ngày, thậm chí không lây ngay cả khi trao nụ hôn hay quan hệ bằng đường miệng nhưng bệnh viêm tuyến nước bọt có thể xuất phát từ các tác nhân khác, khi mắc bệnh, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

5. Phòng ngừa

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, chải răng đều đặn đúng cách, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa...
  • Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để làm sạch lưỡi và khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ nhà máy, xí nghiệp.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nhiều nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan