Bị lạnh đột ngột có thể gây nấc cụt?

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Một khi cơ hoành bị co thắt, lúc đó dây thanh âm sẽ đóng lại rất nhanh, gây nên những tiếng đặc trưng của nấc cụt.

1. Vì sao bạn lại bị nấc cụt?

Nấc cụt là một tình trạng phổ biến và thường thoáng qua, hầu như ai trong chúng ta cũng đều gặp phải tình trạng này, nhưng đôi khi nấc cụt lại trở thành một vấn đề khó chữa, thậm chí có thể báo hiệu một kết cục xấu.

Nấc cụt tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nếu nấc cụt thường xuyên tái diễn nhiều lần, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dựa vào thời gian, ta có thể chia nấc cụt thành 3 loại:

  • Một là nấc cụt theo cơn, đây là đợt nấc cụt có thời gian kéo dài đến 4 giờ.
  • Nấc cụt diễn ra liên tục khi tình trạng diễn ra hơn 48 giờ, thậm chí kéo dài đến 1 tháng.
  • Cuối cùng là nấc cụt khó chữa khi cơn kéo dài hơn 1 tháng.

2. Nguyên nhân nấc cụt là gì?

Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp đối với tình trạng nấc cụt:

  • Sự điều hòa tân dịch không thuận, ăn uống nóng quá, lạnh đột ngột hoặc do trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng, kích thích
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: nguyên nhân của nấc cụt liên tục hoặc khó chữa gồm các bệnh lý gây tổn thương mạch máu (thường là dị dạng động tĩnh mạch), nguyên nhân nhiễm trùng (viêm não và viêm màng não) là phổ biến nhất, tiếp theo là các tổn thương cấu trúc, trong đó bao gồm hàng loạt tổn thương nội sọ và thân não, đa xơ cứng, não úng thủy và syringomyelia.

Kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành: nguyên nhân phổ biến của các cơn nấc cụt liên tục hoặc khó chữa. Nguyên nhân gây kích thích thần kinh bao gồm:

  • Viêm họng, viêm thanh quản, hoặc các khối u vùng cổ kích thích các dây thần kinh thanh quản quặt ngược.
  • Bướu cổ, khối u, hoặc các nang ở cổ, bệnh lý vùng trung thất, và bất thường của cơ hoành gây kích ứng thần kinh cơ hoành.
  • Các dị vật tiếp xúc với màng nhĩ gây kích ứng nhánh tai (auricular) của thần kinh phế vị.
  • Rối loạn tiêu hóa: gồm trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô dạ dày, áp-xe ổ bụng, bệnh túi mật, bệnh viêm ruột, viêm gan.

3. Xử lý khi bị nấc cụt như thế nào?

Nguyên nhân nấc cụt
Nuốt 1 thìa cà phê đường cát để chữa nấc cụt

Một số phương pháp đơn giản khắc phục chứng nấc:

  • Làm gián đoạn chức năng hô hấp bình thường, ví dụ như nín thở: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra.
  • Kích thích vòm họng, lưỡi gà, ví dụ: nhấm nháp nước lạnh, nuốt một thìa cà phê đường cát khô, uống nhiều ngụm nước ấm: dân gian hay có câu nói nam 7 ngụm, nữ 9 ngụm.
  • Tăng kích thích phế vị, ví dụ: nhấn vào nhãn cầu.
  • Phản kích thích cơ hoành, ví dụ: kéo đầu gối vào ngực, nghiêng về phía trước để nén ngực.
  • Với các trường hợp nấc kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu các bước được đề cập như trên mà không giúp bạn cải thiện chứng nấc cụt, bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc, sẽ có một số thuốc theo toa có thể giúp đỡ, ngoài ra còn có các thủ thuật, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc phẫu thuật để điều trị, nhưng thường chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan