Các nguyên tắc tiêm chủng theo khuyến cáo của CDC (Mỹ)

Bài viết này giúp bạn thêm thông tin về nguyên tắc tiêm chủng được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) khuyến cáo.

1. Miễn dịch và phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin trong nguyên tắc tiêm chủng

Miễn dịch là khả năng của cơ thể tự nhận biết và chấp nhận các thành phần, yếu tố của bản thân, đồng thời tấn công, loại trừ các thành phần, yếu tố xâm nhập từ bên ngoài. Nhờ miễn dịch mà cơ thể chống lại được các bệnh truyền nhiễm, bởi đa số các vi sinh vật được hệ miễn dịch nhận diện là ngoại lai. Miễn dịch đối với vi sinh vật ngoại lai là sự hiện diện của kháng thể đối với vi sinh vật đó. Có hai cơ chế để đạt được miễn dịch là chủ động và thụ động.

  • Miễn dịch chủ động là sự bảo vệ được tạo ra từ hệ miễn dịch của cơ thể. Loại miễn dịch này có hiệu lực trong nhiều năm (thường là suốt đời).
  • Miễn dịch thụ động là sự bảo vệ ban đầu được tạo ra từ cơ thể động vật hoặc con người, sau đó được chuyển cho người sử dụng. Miễn dịch thụ động cũng tạo ra sự bảo vệ hiệu quả nhưng sự bảo vệ này chỉ có thời hạn nhất định (thường trong vài tuần hoặc vài tháng).

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp gồm nhiều tế bào hoạt động phối hợp để nhận diện các yếu tố ngoại lai, gọi là các kháng nguyên. Hệ miễn dịch tạo sự bảo vệ chống lại các kháng nguyên (gọi là đáp ứng miễn dịch), thường có liên quan tới sự sản xuất kháng thể của tế bào lympho B và một số tế bào khác (bao gồm cả tế bào lympho T).

Đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất thường là đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên sống, tuy nhiên không nhất thiết kháng nguyên phải còn sống mới có thể tạo đáp ứng miễn dịch.

2. Phân loại vắc-xin trong nguyên tắc tiêm chủng

Vắc-xin
Trong nguyên tắc tiêm chủng có hai loại vắc-xin cơ bản, đó là vắc-xin sống giảm độc lực và vaccine bất hoạt

Trong nguyên tắc tiêm chủng có hai loại vắc-xin cơ bản, đó là vắc-xin sống giảm độc lực và vaccine bất hoạt. Tính chất của vắc-xin sống giảm độc lực và vắc-xin bất hoạt là khác nhau, do đó cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Nguyên tắc sử dụng vắc-xin chung là thành phần vắc-xin càng giống tác nhân gây bệnh bao nhiêu thì vaccine đó càng gây được đáp ứng miễn dịch hiệu quả bấy nhiêu.

Vắc-xin sống giảm độc lực được tạo ra bằng cách làm giảm tối đa hoặc làm mất đi khả năng gây bệnh của virus hoặc vi khuẩn nhưng vẫn giữ lại ở chúng khả năng nhân lên và sản sinh miễn dịch. Nhờ quá trình này, con người có thể sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực một cách an toàn.

Vắc-xin bất hoạt có thành phần chứa virus hoặc vi khuẩn nguyên vẹn, hoặc chỉ một phần của chúng (có thể là protein hoặc polysaccharide).

2.1 Vắc-xin sống giảm độc lực

Vắc-xin sống giảm độc lực được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh (là virus hoặc vi khuẩn). Những tác nhân này đã được làm giảm độc lực (làm yếu đi), thông thường bằng cách nuôi cấy lặp đi lặp lại. Lấy vaccine sởi làm minh họa, virus sởi đã được phân lập từ một bệnh nhân trẻ em năm 1954, trải qua gần 10 năm nuôi cấy mới tạo được thành virus sống giảm độc lực để chế tạo vắc-xin phòng sởi.

Để tạo được đáp ứng miễn dịch và nguyên tắc tiêm phòng, vắc-xin sống giảm độc lực phải còn khả năng nhân lên bên trong cơ thể người được sử dụng vaccine. Do đó, việc sử dụng vắc-xin sống giảm độc lực thực chất là đưa một liều rất nhỏ virus hoặc vi khuẩn (đã giảm hoặc mất độc lực) vào trong cơ thể, để chúng nhân lên và tạo thành một quần thể đủ để khởi động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Bất kỳ tác nhân nào tác động lên vaccine (ánh sáng, nhiệt độ,...) hoặc tác động lên quá trình nhân lên bên trong cơ thể đều khiến vắc-xin bị giảm hoặc mất hiệu quả.

Mặc dù nhân lên trong cơ thể nhưng người sử dụng vaccine sẽ không mắc bệnh bởi tác nhân gây bệnh trong vắc-xin không còn giống như ban đầu. Nếu người sử dụng thực sự bị bệnh thì mức độ bệnh cũng nhẹ hơn rất nhiều so với nếu mắc bệnh tự nhiên, và đây được gọi là phản ứng bất lợi.

Đáp ứng miễn dịch đạt được từ vắc-xin sống giảm độc lực hoàn toàn giống với khi mắc bệnh tự nhiên (vắc-xin sống giảm độc lực là loại vắc-xin tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất). Tuy nhiên một số loại vắc-xin cần phải sử dụng liều nhắc lại để củng cố đáp ứng miễn dịch.

Vắc-xin sống giảm độc lực có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, bắt nguồn từ sự nhân lên không kiểm soát của tác nhân có trong vắc-xin, tuy nhiên điều này chỉ gặp khi người sử dụng vaccine bị suy giảm miễn dịch.

Về lý thuyết, tác nhân trong vaccine có thể chuyển ngược lại dạng gốc ban đầu (đầy đủ độc lực), tuy nhiên hiện tượng này chỉ ghi nhận được ở vắc-xin bại liệt sống giảm độc lực (đường uống).

Trong nguyên tắc khi tiêm chủng vắc-xin, các vắc-xin sống giảm độc lực hiện có bao gồm vaccine phòng sởi, quai bị, rubella, bại liệt (uống), đậu mùa, thủy đậu, BCG, thương hàn (uống), sốt vàng, rota virus và cúm.

Vắc-xin
Trong nguyên tắc khi tiêm chủng vắc-xin, các vắc-xin sống giảm độc lực hiện có bao gồm vaccine phòng sởi, quai bị, rubella, bại liệt (uống), đậu mùa, thủy đậu, BCG, thương hàn (uống), sốt vàng, rota virus và cúm

2.2 Vắc-xin bất hoạt

Vắc-xin bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng nhiệt hoặc hóa chất, hoặc chỉ tách lấy một phần cần thiết từ tác nhân (ví dụ như vỏ polysaccharide của phế cầu).

Vắc-xin bất hoạt không có tác nhân sống, do đó không thể nhân lên, và vì vậy trong một liều sử dụng phải cung cấp đủ lượng kháng nguyên cần thiết. Ưu điểm của loại vaccine này là không thể gây bệnh trong bất kì trường hợp nào, kể cả trên người suy giảm miễn dịch.

Vắc-xin bất hoạt luôn luôn cần sử dụng liều lặp lại, bởi chỉ dùng một liều sẽ không tạo được đủ đáp ứng miễn dịch cần thiết. Và vắc-xin bất hoạt đa số chỉ gây được miễn dịch dịch thể mà không gây được miễn dịch tế bào.

Trong nguyên tắc tiêm chủng, các loại vaccine bất hoạt hiện có vaccine phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, thương hàn, tả, dịch hạch, bệnh than, bại liệt, bệnh dại, cúm, viêm gan A, viêm gan B, và HPV.

2.3 Vắc-xin polysaccharide

Vắc-xin polysaccharide là một loại vaccine đặc biệt, thuộc nhóm vắc-xin bất hoạt dưới phân tử, thành phần chứa vỏ của một số loại vi khuẩn nhất định (bản chất là một chuỗi dài các phân tử đường). Các vaccine hiện có thuộc loại này gồm vắc-xin phế cầu, màng não cầu, Salmonella Typhi và Hib.

2.4 Vắc-xin sống tái tổ hợp

Vắc-xin sống tái tổ hợp được sản xuất dựa trên công nghệ gen và hiện nay có các loại bao gồm vaccine Salmonella Typhi, viêm gan B, HPV, và cúm.

Vắc-xin
Vắc-xin cúm là một trong số những loại vắc-xin sống tái tổ hợp
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo nguồn: CDC.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan