Cách điều trị dị ứng ở mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Dị ứng mắt là một bệnh về mắt khá phổ biến, nhất là trong khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng dị ứng ở mắt.

1. Dị ứng vùng da quanh mắt

Dị ứng vùng da quanh mắt, kết mạc mắt, hay còn gọi là viêm mi mắt, kết mạc dị ứng, xảy ra khi mắt phản ứng với các chất gây kích thích. Những chất này gọi là dị nguyên và khi cơ thể phản ứng với chúng sẽ gây ra một phản ứng dị ứng.

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố có hại từ bên ngoài như virus và vi khuẩn, giúp cơ thể không bị bệnh.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch phản ứng sai lệch sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch với những chất nó cho là nguy hiểm ở những người bị dị ứng mắt. Hệ thống miễn dịch tạo ra các hóa chất chống lại dị nguyên, mặc dù các chất này là vô hại.

Phản ứng dị ứng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mắt, đỏ và chảy nước mắt, không có ghèn, phù nề mi mắt, phù mọng kết mạc. Ở một số người, dị ứng mắt cũng có thể liên quan đến bệnh chàm và hen suyễn.

2. Điều trị dị ứng mắt

Chìa khóa để điều trị dị ứng mắt là tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các chất gây ra dị ứng và bệnh nhân thường phải biết tránh những gì. Nếu cần thiết, bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể thực hiện kiểm tra trên da hoặc xét nghiệm máu để giúp xác định các chất gây dị ứng cụ thể.

2.1 Tránh các dị nguyên

Nếu phấn hoa là một chất gây dị ứng cho bạn, tránh đi ra ngoài càng nhiều càng tốt khi lượng phấn hoa là cao nhất (thường vào giữa buổi sáng và buổi tối) và khi gió thổi phấn hoa xung quanh. Khi bạn đang ở ngoài trời, kính mát hoặc kính đeo mắt có thể giúp ngăn ngừa phấn hoa vào mắt của bạn.

Để giúp giảm thiểu tiếp xúc với phấn hoa và các chất kích thích khác trong khi bạn đang ở bên trong, hãy đóng cửa và sử dụng điều hòa không khí - cả trong xe và nhà của bạn. Không sử dụng quạt thông gió, do chúng hút phấn hoa và chất gây dị ứng khác vào bên trong. Giữ các thiết bị điều hòa không khí sạch sẽ vì vậy chúng sẽ không quay vòng chất dị ứng ở bên trong.

Phấn hoa
Tránh các dị nguyên gây dị ứng mắt như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi,...

Nếu bụi ở nhà gây ra viêm kết mạc dị ứng cho bạn, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với bụi, đặc biệt là trong phòng ngủ của bạn. Che phủ để làm giảm các chất gây dị ứng cho giường ngủ của bạn - đặc biệt là chiếc gối của bạn - để giữ cho bụi khỏi tiếp xúc với da bạn. Giặt bộ đồ giường của bạn thường xuyên, sử dụng nước nóng ít nhất là 60 độ C. Khi làm sạch sàn nhà của bạn, thay vì sử dụng chổi hoặc khăn lau bụi khô, dùng giẻ hoặc khăn ẩm lau để ngăn chặn các chất gây dị ứng.

Nếu vật nuôi là một nguồn gây dị ứng cho bạn, cố gắng giữ cho động vật bên ngoài của ngôi nhà càng nhiều càng tốt. Không cho phép con thú cưng nào vào phòng ngủ để bạn có thể ngủ trong một căn phòng không có chất gây dị ứng là điều đặc biệt quan trọng. Hãy xem xét sàn nhà bằng gỗ cứng hoặc gạch lát nền thay vì thảm, để ngăn chặn lông vật nuôi. Luôn luôn rửa tay sau khi chạm vào một vật nuôi và giặt quần áo đã được tiếp xúc với vật nuôi.

2.2 Điều trị dị ứng mắt bằng thuốc nhỏ mắt và thuốc

Nước mắt nhân tạo

Nhỏ nước mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm dị ứng mắt tạm thời bằng cách rửa chất gây dị ứng từ mắt. Chúng cũng làm giảm khô, giảm kích thích mắt bằng cách thêm độ ẩm. Thuốc này mua không cần toa, có thể được sử dụng thường xuyên khi bạn cần.

Thuốc thông mũi (có hoặc không có thuốc kháng histamin)

Thuốc thông mũi giảm đỏ mắt với dị ứng. Thuốc này cũng không cần toa như thuốc nhỏ mắt.

Thuốc kháng histamin đường uống

Thuốc kháng histamin đường uống có thể phần nào hữu ích trong việc làm giảm ngứa mắt. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho mắt bị khô và thậm chí các triệu chứng dị ứng mắt trở nên tệ hơn.

Các thuốc kháng histamin H1

Thuốc nhỏ mắt với hai thuốc kháng histamin để giảm ngứa và ổn định tế bào mast giúp ngăn ngừa dị ứng mắt. Tùy thuộc vào sự lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt của bạn, chúng được sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày để làm giảm ngứa, mẩn đỏ, chảy nước mắt và rát.

Corticosteroid

Thuốc nhỏ mắt steroid có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mắt mãn tính và nghiêm trọng như ngứa, tấy đỏ và sưng.

Chích miễn dịch trị liệu

Nếu các triệu chứng không kiểm soát được bằng cách tránh dị nguyên, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc, liệu pháp miễn dịch (chích chất dị ứng) có thể là một lựa chọn cho việc làm giảm dị ứng mắt. Với liệu pháp miễn dịch, liệu pháp chích chứa một lượng nhỏ các chất gây dị ứng được đưa vào, với liều tăng dần theo thời gian, để giúp cơ thể bạn trở nên miễn dịch với các chất gây dị ứng.

Khám mắt
Khám Mắt tại chuyên Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đơn nguyên Mắt thuộc Khoa Liên Chuyên Khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, siêu âm chẩn đoán, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, Đơn nguyên Mắt cũng có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt, trong đó có viêm kết mạc mãn tính.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Mắt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Khám bệnh - Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đăng ký khám và điều trị các bệnh về mắt tại Đơn nguyên Mắt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Quý khách hàng có thể gọi đến Hotline: 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan